Tiêu chuẩn hóa cơ sở

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

Hoạt động tiêu chuẩn hóa được thừa nhận rộng rãi là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động của tiêu chuẩn hóa không chỉ dừng lại ở từng quốc gia/ nền kinh tế, mà còn phát triển mạnh mẽ ở quy mô từng khu vực và quy mô toàn cầu. Nó phát triển mạnh mẽ ở cả cấp ngành, địa phương và ở từng công ty/cơ sở. Tiêu chuẩn hóa phát triển và phát huy hiệu quả trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý, khoa học, công nghệ,…không phụ thuộc vào ranh giới địa lý, chế độ chính trị, cơ chế quản lý, quy mô nền kinh tế, …Trong số các cấp tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn hóa công ty/ cơ sở (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn hóa cơ sở) đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính các kết quả hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp được đưa vào áp dụng và mang lại giá trị, hiệu quả thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở. Đồng thời cũng chính đây là nơi bắt nguồn hầu hết các đề nghị dự án xây dựng mới hoặc soát xét, sửa đổi tiêu chuẩn, cũng như các nguồn lực khác nhau thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa ở các cấp trên.

Cuốn sách “TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ” cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những kiến thức chung về tiêu chuẩn hóa, những kiến thức nghiệp vụ cơ bản về hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp cơ sở, như nội dung hoạt động, hệ thống tiêu chuẩn cơ sở, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở, tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở, nhằm thúc đẩy triển khai mạnh mẽ hoạt động tiêu chuẩn hóa tại các doanh nghiệp, đưa tiêu chuẩn trở thành công cụ hữu hiệu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp.

Cuốn sách này là sản phẩm của Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, được biên tập trên cơ sở kết quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình và các tài liệu tham khảo khác.

Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý về năng suất chất lượng, góp phần hỗ trợ cho công cuộc cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

Ban biên tập xin cảm ơn và mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của độc giả để cuốn sách tiếp tục được hoàn thiện trong những lần tái bản./.

                                                                                                                                                                                                                                    Ban biên tập

 Ban biên tập

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

1.1. Những khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hóa

1.1.1. Tiêu chuẩn hóa

1.1.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

1.1.3. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

1.2. Cấp tiêu chuẩn hóa

1.3. Cấp tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

1.4. Đối tư­ợng tiêu chuẩn hoá

1.5. Loại tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

1.6. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

1.7. Tiêu chuẩn hóa cơ sở

1.7.1. Vai trò tiêu chuẩn hóa cơ sở

1.7.2. Mục đích tiêu chuẩn hóa cơ sở

1.7.3. Lợi ích của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

1.7.4. Đối tượng tiêu chuẩn hóa cơ sở

1.7.5. Loại tiêu chuẩn cơ sở

1.7.6. Hiệu lực của tiêu chuẩn

1.7.7. Những nguyên tắc cơ bản vận dụng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

2.1. Tổng quan

2.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (nội bộ), tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp (bên ngoài)

2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

2.2.2. Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp (bên ngoài)

2.3. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

2.4. Thông tin tiêu chuẩn

CHƯƠNG 3

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

3.1. Tổng quan

3.2 Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo vật phẩm (phần cứng) và vấn đề tổ chức quản lý (phần mềm)

3.3. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo lĩnh vực hoạt động

3.3.1. Phương án 1

3.3.3. Phương án 2

3.3.4. Phương án 3

3.4. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo nội dung (khía cạnh) tiêu chuẩn hóa

3.5. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo cấp tiêu chuẩn hóa

CHƯƠNG 4

THỦ TỤC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

4.1. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4.2. Trình tự xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4.2.1. Các bước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4.2.2. Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4.2.2.1. Giai đoạn xác định đối tượng

4.2.2.2. Giai đoạn thu thập thông tin, phân tích và phê duyệt kế hoạch

4.2.3. Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

4.2.4. Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

4.2.5. Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

4.2.6. Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

4.2.7. Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

4.2.8. Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

4.2.9. Bước 8: Công bố tiêu chuẩn cơ sở

4.2.10. Bước 9: In ấn tiêu chuẩn cơ sở

4.3. Soát xét tiêu chuẩn cơ sở

CHƯƠNG 5

TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

5.1. Yêu cầu chung

5.2. Trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở

5.2.1. Các phần nội dung tiêu chuẩn cơ sở

5.2.2. Phần thông tin mở đầu

5.2.3. Phần cơ bản

5.2.4. Phần thông tin bổ sung

5.3. Thể hiện nội dung một số loại tiêu chuẩn cơ sở

5.3.1. Quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở

5.3.2. Quy chế kiểm soát chất lượng

5.3.3. Tiêu chuẩn quản lý khiếu nại

5.3.4. Tiêu chuẩn sản phẩm

5.3.5. Tiêu chuẩn nguyên vật liệu

5.3.6. Tiêu chuẩn sản xuất

5.3.7. Tiêu chuẩn kiểm tra:

5.3.8. Tiêu chuẩn quản lý trang thiết bị sản xuất

5.3.9. Tiêu chuẩn quản lý kho chứa

CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

6.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.1. 1. Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa

6.1.2. Nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.1.3. Yêu cầu đối với cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở

6.1.4. Thẩm quyền của cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.2.1. Tổng quan

6.2.2. Sự ủng hộ của lãnh đạo

6.2.3. Quan điểm lựa chọn

6.2.4. Chủ động tiến hành hoạt động tiêu chuẩn hóa (tránh bị động)

6.2.5. Sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài có sẵn

6.2.6. Tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn

6.3. Các biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.3.1. Tổng quan

6.3.2. Công bố hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở như là chính sách hàng đầu của cơ sở

6.3.3. Giáo dục và đào tạo

6.3.4. Xây dựng chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.3.5. Thực hiện chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.3.6. Xây dựng quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở, trong đó thiết lập một thủ tục thống nhất và hợp lý xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, cũng như quy định các vấn đề có liên quan.

6.3.7. Tham gia tích cực vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài

6.3.8. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

ACCSQỦy ban tư­ vấn về tiêu chuẩn và chất l­ượng của ASEAN (ASEAN Consultative Committee for Standards and Quality)

AS: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của Úc

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASTM: Ký hiệu của tiêu chuẩn Hội thử nghiệm và vật liệu quốc tế của Mỹ

ASTM International: Hội thử nghiệm và vật liệu quốc tế của Mỹ

ARSO: Tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực châu Phi

BAP- Thực hành thủy sản tốt nhất (Best Aquaculture Practices) của Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA- Global Aquaculture Alliance)

BS: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của Anh

CAC: Ủy ban tiêu chuẩn hoá về thực phẩm (Codex Alimentarius Commission)

CEN: Ủy ban tiêu chuẩn châu Âu

CENELEC: Ủy ban tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện châu Âu (CENELEC)

CODEX: Ký hiệu tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn hoá về thực phẩm

COPANT: Uỷ ban Tiêu chuẩn liên Mỹ

DIN : Viện Tiêu chuẩn CHLB Đức, đồng thời là ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của CHLB Đức

EN: Ký hiệu Tiêu chuẩn Châu Âu

FSC: Hội đồng rừng Stewardship (Forest Stewardship Council)

IFOAM: Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (International Federation of Organic Agriculture Movements)

GOTS: Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu (Global Organic Textile Standard )

Global G.A.P: Tổ chức Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

GS1: Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế

ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO – International Organization for Standardization), đồng thời là ký hiệu tiêu chuẩn của tổ chức này

IEC: Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế (IEC-International Electrotechnical Commission), đồng thời là ký hiệu tiêu chuẩn của tổ chức này

JIS: Ký hiệu tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản

PASC : Diễn đàn tiêu chuẩn khu vực Thái Bình D­ương (Pacific Area Standards Congress)

PDF: Một định dạng tập tin văn bản phổ biến

QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam

SA 8000: Tiêu chuẩn của tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế (Social Accountability International)

SCSC : Tiểu ban tiêu chuẩn và phù hợp của Tổ chức hợp tác kinh tế châu A – Thái Bình Dư­ơng (APEC Sub-Committee on Standards and Conformance)

SPRING : Cục tiêu chuẩn, năng suất và đổi mới Singapore

QWERT: Kiểu bố cục bàn phím phổ biến nhất trên máy tính và máy chữ tiếng Anh

TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở

TCVN: Ký hiệu Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam

TBT: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

TISI: Viện tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

 

 

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TIÊU CHUẨN HÓA

VÀ TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

 

1.1. Những khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hóa

1.1.1. Tiêu chuẩn hóa

Theo TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), “Tiêu chuẩn hoá là hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt đ­ược mức độ trật tự tối ­ưu trong một khung cảnh nhất định.

Chú thích 1: Cụ thể, hoạt động này bao gồm quá trình xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn.

Chú thích 2: Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hoá là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thư­ơng mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ”.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn. Bên cạnh đó còn có hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Qua định nghĩa trên có thế thấy:

– Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động không chỉ chú ý đến những vấn đề đang tồn tại trong thực tế mà còn phải chú ý đến cả những vấn đề tiềm ẩn. Vì vậy đối tượng và mục tiêu của tiêu chuẩn hoá không chỉ dừng ở những vấn đề thực tế, đang tồn tại mà còn nhằm vào các vấn đề có tính chất định hướng trước, những vấn đề dự báo có thể xảy ra;

– Nội dung của tiêu chuẩn hoá là thiết lập các điều khoản quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội để sử dụng chung, lặp đi lặp lại nhiều lần. Những đối tượng có tính phổ cập rộng rãi và tính lặp đi lặp lại càng cao thì sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn, cũng như hiệu quả tiêu chuẩn hóa có thể đem lại càng cao;

– Tiêu chuẩn hoá là một quá trình liên tục bao gồm xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, không thể tách rời hoặc coi nhẹ khâu nào. Không thể dừng lại ở khâu xây dựng và công bố tiêu chuẩn mà không chú ý gì đến khâu áp dụng. Các khâu này phải gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, tạo ra một hiệu quả chung cho công tác tiêu chuẩn hoá. Tiêu chuẩn hoá chỉ mang lại hiệu quả khi các tiêu chuẩn có địa chỉ áp dụng;

– Mục đích chính của tiêu chuẩn hoá là đạt được mức độ trật tự tối ưu và tất nhiên cũng chỉ hạn chế trong một khung cảnh nhất định. Đạt được mức độ trật tự ở đây có nghĩa là chấm dứt tình trạng tuỳ tiện, không thống nhất,… đưa mọi hoạt động và kết quả hoạt động vào nền nếp, trật tự, có chủ định, có tổ chức, thống nhất và hợp lý để đạt được hiệu quả cao.

1.1.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải có các loại tài liệu chuẩn (Normative document) để đề ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính đối với những hoạt động hoặc những kết quả của những hoạt động đó. Tài liệu chuẩn bao gồm các tài liệu như tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm thực hành và quy chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn (Standard) là dạng tài liệu chuẩn phổ biến. Theo TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2): “Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

Chú thích: Tiêu chuẩn phải được dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm, và nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng”.

Trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT) tiêu chuẩn được định nghĩa là “Tài liệu do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng chung và nhiều lần, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình và phương pháp sản xuất có liên quan mà việc tuân thủ là không bắt buộc. Tài liệu này cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, yêu cầu về dán nhãn hoặc ghi nhãn được áp dụng cho một sản phẩm, quá trình hoặc phương pháp sản xuất”.

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định:

“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng ».

Qua các định nghĩa trên có thế thấy:

– Tiêu chuẩn là tài liệu kỹ thuật tự nguyện áp dụng, chứ không phải là tài liệu pháp quy kỹ thuật, có tính quy phạm bắt buộc áp dụng như trước đây. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật hoặc thông qua văn bản thoả thuận giữa các pháp nhân;

– Tiêu chuẩn đưa ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vì vậy, đối tượng của tiêu chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội;

– Tiêu chuẩn được xây dựng theo nguyên tắc đồng thuận. Đồng thuận ở đây là thể hiện sự nhất trí chung không có sự bất đồng nghiêm trọng của các bên liên quan trong số các bên hữu quan đối với những vấn đề cốt yếu và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên hữu quan đều được xem xét và tất cả các bất đồng đư­ợc dung hoà;

– Tiêu chuẩn phải được một cơ quan được thừa nhận nào đó phê duyệt. Tuỳ theo cấp tiêu chuẩn mà các cơ quan phê duyệt khác nhau, ví dụ các tiêu chuẩn quốc gia thường do các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia phê duyệt, các tiêu chuẩn cơ sở do lãnh đạo cơ sở phê duyệt. Điều này đảm bảo rằng tiêu chuẩn là một tài liệu chính thức, được xây dựng theo quy trình, thủ tục quy định. Vì vậy tiêu chuẩn không thể là tài liệu do một cá nhân hoặc thậm chí một tập thể nào đó đưa ra, dù nó có giá trị đến đâu;

– Tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp đi, lặp lại nhiều lần. Do đó, tiêu chuẩn là tài liệu được phổ biến để mọi người, mọi tổ chức liên quan áp dụng trong phạm vi áp dụng được quy định và trong thời gian hiệu lực;

– Tiêu chuẩn được áp dụng để nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn không phải là tài liệu bất biến mà nó cần được rà soát, sửa đổi, thay thế vào những thời gian thích hợp. Mặt khác, tiêu chuẩn chỉ đưa ra những quy định “ngưỡng” chung phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ và các điều kiện áp dụng (luật pháp, địa lý, hạ tầng cơ sở, v.v…);

– Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn, nên chúng là những tài liệu kỹ thuật chứa đựng những bí quyết công nghệ (know-how) rất đáng tin cậy đối với người sử dụng.

Quy định kỹ thuật (Technical Specification), theo TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), là tài liệu mô tả những yêu cầu kỹ thuật mà một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phải thỏa mãn. Quy định kỹ thuật có thể là một tiêu chuẩn, một phần của tiêu chuẩn hoặc là một văn bản độc lập với tiêu chuẩn. Quy định kỹ thuật là một dạng tài liệu chuẩn hay gặp trong thực tiễn. Quy định kỹ thuật luôn gắn với một sản phẩm, quá trình hay dịch vụ cụ thể nên đôi khi người ta thường gọi đầy đủ ″Quy định kỹ thuật của sản phẩm″ – Product Technical Specification). Như vậy, bản thân Quy định kỹ thuật là một dạng tài liệu chuẩn, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quy định kỹ thuật lại được trình bày như là một tiêu chuẩn hoặc một phần trong một “Tiêu chuẩn sản phẩm” cụ thể nào đó.

Quy phạm thực hành (Code of Practice), theo TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), là tài liệu đưa ra hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục cho việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, bảo trì hoặc sử dụng thiết bị, công trình hoặc sản phẩm. Một quy phạm thực hành có thể là một tiêu chuẩn, một phần của tiêu chuẩn hoặc một văn bản độc lập với tiêu chuẩn. Quy định kỹ thuật là một dạng tài liệu chuẩn hay gặp trong trong một số lĩnh vực liên quan đến yêu cầu an toàn trong việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, thi công, vận hành, bảo dưỡng, sử dụng sản phẩm, công trình đòi hỏi có những yêu cầu riêng biệt của ngành hoặc lĩnh vực đó. Mặc dù quy phạm thực hành là một dạng tài liệu khuyến cáo áp dụng nhưng vì những đòi hỏi nghiêm ngặt mang tính chuyên ngành đã được quy định thống nhất trong các tài liệu đó nên – như một thông lệ – nó trở thành những tài liệu được áp dụng một cách thống nhất trong mỗi chuyên ngành sản xuất/ quản lý này. Trong nhiều trường hợp, quy phạm thực hành lại được thể hiện dưới dạng một tiêu chuẩn hoặc một phần của tiêu chuẩn.

Quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulation), theo TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), là Quy chuẩn (tài liệu đưa ra những quy tắc pháp lý bắt buộc và được một cơ quan thẩm quyền ban hành) quy định trực tiếp những yêu cầu kỹ thuật hoặc đưa các nội dung viện dẫn tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hoặc quy phạm thực hành. Quy chuẩn kỹ thuật có thể được kèm theo một hướng dẫn kỹ thuật nhằm chỉ rõ những cách thức để thỏa mãn những yêu cầu của quy chuẩn, nghĩa là điều khoản hướng dẫn thực hiện.

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng”.

1.1.3. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.

Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định.

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của mình.

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng. Hoạt động công nhận do tổ chức công nhận thực hiện theo TCVN ISO/IEC 17011. Căn cứ để tiến hành hoạt động công nhận là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế: Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn theoISO/IEC 17025; Hệ thống công nhận tổ chức giám định theo TCVN ISO/IEC 17020; Hệ thống công nhận tổ chức chứng nhận chất lượng theo TCVN ISO/IEC 17021 (đối với chứng nhận hệ thống) và ISO/IEC 17065 (đối với chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ).

Ngoài các khái niệm trên có thể tham khảo những khái niệm chung khác về tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan trong TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2) Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động liên quan – Thuật ngữ chung và định nghĩa và TCVN ISO/IEC 17000 Đánh giá sự phù hợp – Từ vựng và các nguyên tắc chung.

1.2. Cấp tiêu chuẩn hóa

Dựa theo quy mô tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa xét về các khía cạnh địa lý, chính trị hoặc kinh tế, hoạt động tiêu chuẩn hóa có thể được thực hiện ở cấp sau:

– Tiêu chuẩn hoá cấp quốc tế là hoạt động tiêu chuẩn hoá mà sự tham gia được mở rộng cho các cơ quan t­ương ứng của tất cả các n­ước. Ví dụ điển hình ở cấp này là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO-International Organization for Standardization) với hơn 160 thành viên đại diện từ các n­ước khác nhau trên thế giới tham gia; Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC-International Electrotechnical Commission) với hơn 80 nư­ớc thành viên tham gia; Ủy ban tiêu chuẩn hoá về thực phẩm (CAC – Codex Alimentarius Commission) với gần 190 thành viên; v.v…

– Tiêu chuẩn hoá cấp khu vực là hoạt động tiêu chuẩn hoá mà việc tham gia tham gia được mở rộng cho các cơ quan t­ương ứng của các n­ước chỉ trong một khu vực địa lý, chính trị hoặc kinh tế trên thế giới tham gia. Ví dụ điển hình ở cấp này là Ủy ban tư­ vấn về tiêu chuẩn và chất l­ượng của ASEAN (ACCSQ – ASEAN Consultative Committee for Standards and Quality); Diễn đàn tiêu chuẩn khu vực Thái Bình D­ương (PASC- Pacific Area Standards Congress); Tiểu ban tiêu chuẩn và phù hợp (SCSC – Sub-Committee on Standards and Conformance) của Tổ chức hợp tác kinh tế châu A – Thái Bình Dư­ơng APEC; và nhiều tổ chức khu vực khác như­: Uỷ ban tiêu chuẩn châu Âu (CEN); Uỷ ban điện châu Âu (CENELEC); Uỷ ban tiêu chuẩn liên Mỹ (COPANT); Tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực châu Phi (ARSO); v.v…

– Tiêu chuẩn hoá cấp quốc gia là hoạt động tiêu chuẩn hoá đ­ược tiến hành ở cấp một nư­ớc riêng biệt. Hiện nay ở hầu hết các nư­ớc trên thế giới đều có hoạt động tiêu chuẩn hoá ở cấp quốc gia. Ở hầu hết các nước đều có cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, ví dụ như­: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo l­ường Chất l­ượng (STAMEQ) ở nước ta; Viện tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan (TISI); Cục tiêu chuẩn, năng suất và đổi mới Singapore (SPRING); Viện tiêu chuẩn CHLB Đức (DIN); v.v…

– Tiêu chuẩn hoá cấp lãnh thổ hành chính là hoạt động tiêu chuẩn hoá đ­ược tiến hành ở cấp một đơn vị lãnh thổ của một n­ước, như tiểu bang, tỉnh,…

Trong một n­ước hoặc một đơn vị lãnh thổ của một nư­ớc, tiêu chuẩn hoá cũng có thể đư­ợc tiến hành ở cấp ngành hoặc bộ, địa phư­ơng, hội/hiệp hội, công ty/ nhà máy/ cơ sở, phân x­ưởng và văn phòng.

– Tiêu chuẩn hoá ngành/địa phương/ hội là hoạt động tiêu chuẩn hoá đ­ược tiến hành ở cấp một ngành/địa phương/ hội…

– Tiêu chuẩn hoá công ty/cơ sở là hoạt động tiêu chuẩn hoá đư­ợc tiến hành ở cấp một công ty, nhà máy… hay trong một đơn vị cơ sở. Tiêu chuẩn hoá cơ sở là một cấp tiêu chuẩn hoá rất quan trọng, nó là cơ sở cho hoạt động tiêu chuẩn hoá ngành/ hội, tiêu chuẩn hoá quốc gia, tiêu chuẩn hoá khu vực và tiêu chuẩn hoá quốc tế. Một mặt tiêu chuẩn hoá cơ sở là nguồn đề nghị tiềm tàng các dự án xây dựng tiêu chuẩn cấp cao hơn và mặt khác lại là nơi để các tiêu chuẩn các cấp đó đư­ợc áp dụng và đem lại các hiệu quả thực tiễn.

1.3. Cấp tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Nếu phân theo quy mô tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa tương ứng với cấp tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn được phân thành các cấp sau:

– Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế/ tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi. Hiện nay phổ biến là các tiêu chuẩn ISO, IEC, CAC, CODEX STAN,… Ngoài ra còn hàng chục tổ chức quốc tế khác cũng công bố các tiêu chuẩn được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau.

– Tiêu chuẩn khu vực là tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa khu vực/ tổ chức tiêu chuẩn khu vực chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi. Tiêu chuẩn khu vực hiện nay phổ biến nhất là tiêu chuẩn EN của Liên minh Châu Âu. ASEAN cũng công bố một số tiêu chuẩn ASEAN STAN.

– Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi. Hầu hết các nước đều công bố tiêu chuẩn quốc gia của mình, ví dụ BS, DIN, AS, JIS,…

 – Tiêu chuẩn cấp lãnh thổ hành chính là tiêu chuẩn được chấp nhận ở cấp đơn vị lãnh thổ của một nước và có tính phổ biến rộng rãi. Ở một số nước do đặc thù về địa lý, cơ chế quản lý, có xây dựng và công bố tiêu chuẩn có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ hành chính cụ thể, như tiêu chuẩn tiểu bang, tỉnh, …Ở Việt Nam trước đây có công bố tiêu chuẩn địa phương (TCV) có hiệu lực trong phạm vi tỉnh, thành phố trược thuộc Trung ương.

Do công dụng và vị thế của tiêu chuẩn, với tính phổ biến rộng rãi, và có sửa đổi và thay thế khi cần thiết để theo kịp thực trạng phát triển kỹ thuật, nên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cấp lãnh thổ hành chính (nếu có) phải là các quy tắc kỹ thuật được thừa nhận, tức là phải được đa số các chuyên gia đại diện thừa nhận hay nói cách khác nó được các bên hữu quan cộng tác xây dựng theo thủ tục thảo luận, tham vấn và đồng thuận. Các tiêu chuẩn trên được gọi là các tiêu chuẩn có tính phổ cập rộng rãi.

Ngoài ra tiêu chuẩn cũng có thể công bố ở các cấp khác, ví dụ tiêu chuẩn ngành hoặc bộ, hội/ hiệp hội, tiêu chuẩn riêng của các tổ chức và tiêu chuẩn công ty/ cơ sở.

 -Tiêu chuẩn ngành hoặc bộ là tiêu chuẩn được xây dựng và công bố để áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực cụ thể. Trước năm 2011, ở Việt Nam có tiêu chuẩn ngành (TCN) do các bộ xây dựng và công bố, nay tiêu chuẩn ngành không còn tồn tại.

Tiêu chuẩn hiệp hội như: tiêu chuẩn ASTM của Hội thử nghiệm và vật liệu quốc tế của Mỹ.

Tiêu chuẩn riêng (Private Standards): Trong khoảng 30 năm trở lại đây, tiêu chuẩn riêng đã nổi lên trở thành một công cụ kỹ thuật quan trọng của cơ chế quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên thị trường tại nhiều nước công nghiệp phát triển. Mặc dù chưa được các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế chính thức công nhận, nhưng sự phát triển sâu rộng của tiêu chuẩn riêng đã lan tỏa ra nhiều khu vực, có tầm ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Loại hình tiêu chuẩn này không nằm trong hệ thống tiêu chuẩn quốc tế nào, nhưng có tầm ảnh hưởng lớn. Các tiêu chuẩn riêng thường được các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành hàng công nghiệp/ bán lẻ xây dựng và công bố. Các tiêu chuẩn riêng được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực dệt may – da giầy, nông sản, thủy sản, gỗ, dược,… như tiêu chuẩn SA 8000 của tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế SA, tiêu chuẩn GOTS của Nhóm công tác quốc tế về tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu, BAP- Thực hành thủy sản tốt nhất của Liên minh thủy sản toàn cầu, FSC của Hội đồng rừng Stewardship, IFOAM của Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ , Global G.A.P của tổ chức Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

 -Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do các tổ chức xây dựng, công bố để áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức/ cơ sở. Đây là cấp tiêu chuẩn phổ biến nhất, các cơ sở, sản xuất, kinh doanh cần phải công bố tiêu chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình, cũng như các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Ngoài ra, trên thực tế còn tồn tại các loại tiêu chuẩn khác, như tiêu chuẩn De Facto, tiêu chuẩn Forum, tiêu chuẩn Consortia,…Tiêu chuẩn De Facto, là tiêu chuẩn trên thực tế hay tiêu chuẩn thị trường, được thiết lập do nhu cầu của cuộc sống được các tổ chức có liên quan công nhận mà không cần do một tổ chức được thừa nhận công bố. Tiêu chuẩn này thuộc nhóm tiêu chuẩn không chính thống. Loại tiêu chuẩn này xuất hiện ban đầu từ các quá trình tham gia thị trường do các công ty riêng lẻ, các hiệp hội ngành nghề, hoặc tổ hợp công nghiệp xây dựng và công bố. Tuy nhiên, chúng lại được sử dụng và thừa nhận rộng rãi bởi các doanh nghiệp khác như là tiêu chuẩn tồn tại, ví dụ như hệ thống QWERT dùng cho máy chữ và bàn phím máy tính, các định dạng file máy tính, PDF, phần mềm Window là tiêu chuẩn của Công ty Microsoft,…Tiêu chuẩn Forum là tiêu chuẩn được xây dựng với sự tham gia của nhiều công ty/ tổ chức có liên quan theo nguyên tắc đồng thuận., thực chất đây là sự phát triển của tiêu chuẩn De Facto. Tiêu chuẩn Consortia là tiêu chuẩn do liên minh các công ty/ tổ chức xây dựng và công bố công khai nhằm phát triển tiêu chuẩn hóa chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông cụ thể theo yêu cầu thị trường, ví dụ các tiêu chuẩn của Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1), Hiệp hội Unicode, Liên minh Wifi,…

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn ở Việt Nam gồm hai cấp: Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN và Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn cơ sở do các tổ chức kinh tế; cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp; tổ chức xã hội- nghề nghiệp xây dựng và công bố. Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN và Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên ngành, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp xem xét và xác định cơ quan chủ trì xây dựng, trường hợp không thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan thuộc Chính phủ xây dung dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch, thẩm định và ban hành. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác. Mọi tổ chức cá nhân liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện.

1.4. Đối tư­ợng tiêu chuẩn hoá

Đối tượng tiêu chuẩn hóa là chủ đề (đối t­ượng) liên quan đến các hoạt động hoặc kết quả hoạt động cần đ­ược tiêu chuẩn hoá. Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: sản phẩm, hàng hoá; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.

Đối tượng là “sản phẩm, dịch vụ, quá trình” được hiểu với nghĩa rộng và bao gồm như: bất kỳ nguyên liệu, cấu kiện, thiết bị, hệ thống, giao diện, giao thức, thủ tục, chức năng, phư­ơng pháp hoặc hoạt động nào. Đối với từng tiêu chuẩn cụ thể, tiêu chuẩn hoá có thể chỉ hạn chế trong một vài nội dung/khía cạnh cụ thể của một đối tượng nào đó. Ví dụ: đối với giầy, kích cỡ và độ bền có thể đ­ược tiêu chuẩn hoá riêng.

Nhìn chung cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hóa khi xác định đối tượng tiêu chuẩn hóa cẫn xem xét hiệu quả, lợi ích của việc chọn đối tượng. Khi chọn đối tượng tiêu chuẩn hóa, như trên đã đề cập, cần lưu ý những đối tượng có tính phổ cập rộng rãi và tính lặp đi lặp lại càng cao thì càng cần thiết phải tiêu chuẩn hóa.

1.5. Loại tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Chưa có phân loại có hệ thống và đầy đủ về loại tiêu chuẩn. Dưới đây là một số loại thông dụng được phân theo nội dung/khía cạnh được tiêu chuẩn hóa của tiêu chuẩn. Chúng không phủ định nhau, ví dụ, một tiêu chuẩn sản phẩm có thể bao gồm tiêu chuẩn thử nghiệm, nếu nó có đề cập đến các phơng pháp thử các đặc tính của sản phẩm đó.

Theo ISO/IEC Guide 2, tiêu chuẩn gồm các loại:

– Tiêu chuẩn cơ bản là tiêu chuẩn bao trùm một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những điều khoản chung cho một lĩnh vực cụ thể. Tiêu chuẩn cơ bản có thể có chức năng như­ một tiêu chuẩn đư­ợc áp dụng trực tiếp hoặc làm cơ sở cho những tiêu chuẩn khác.

– Tiêu chuẩn thuật ngữ là tiêu chuẩn liên quan đến những thuật ngữ, thư­ờng kèm theo các định nghĩa và đôi khi có chú thích, minh hoạ, ví dụ, v.v…

– Tiêu chuẩn thử nghiệm là tiêu chuẩn liên quan đến những phư­ơng pháp thử, đôi khi có kèm theo các điều khoản khác liên quan đến thử nghiệm, ví dụ như­ lấy mẫu, sử dụng phư­ơng pháp thống kê, trình tự các phép thử.

– Tiêu chuẩn sản phẩm là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm phải thoả mãn nhằm tạo ra tính thoả dụng/tính phù hợp với mục đích của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đó. Một tiêu chuẩn sản phẩm ngoài những yêu cầu về tính thoả dụng/tính phù hợp với mục đích có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy định thêm những nội dung về thuật ngữ, lấy mẫu, thử nghiệm, bao gói, ghi nhãn và đôi khi cả những yêu cầu đối với quá trình sản xuất. Một tiêu chuẩn sản phẩm có thể toàn diện hoặc không toàn diện, tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn đó có quy định toàn bộ hoặc chỉ một số những yêu cầu cần thiết hay không. Theo khía cạnh này, một tiêu chuẩn sản phẩm có thể phân ra các tiêu chuẩn khác nhau, như­: các tiêu chuẩn về: kích thư­ớc, kiểu, loại, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật, lấy mẫu, phương pháp thử, ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản,…

– Tiêu chuẩn quá trình là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một quá trình phải thoả mãn, nhằm tạo ra tính thoả dụng/tính phù hợp với mục đích của quá trình đó.

– Tiêu chuẩn dịch vụ là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một dịch vụ phải thoả mãn, nhằm tạo ra tính thoả dụng/tính phù hợp với mục đích của dịch vụ đó. Tiêu chuẩn dịch vụ có thể đ­ược xây dựng trong các lĩnh vực như­: giặt là, quản lý khách sạn, vận tải, dịch vụ xe, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, thư­ơng mại.

– Tiêu chuẩn tư­ơng thích là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu có liên quan đến tính t­ương thích của các sản phẩm hoặc các hệ thống tại các nơi chúng tiếp nối với nhau.

– Tiêu chuẩn danh mục đặc tính là tiêu chuẩn nêu danh mục các đặc tính mà các giá trị hoặc dữ liệu khác của các đặc tính đó sẽ đ­ược quy định cụ thể cho một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ. Điển hình là, một số tiêu chuẩn cung cấp danh mục các đặc tính để cho ng­ười bán hàng công bố các giá trị hoặc dữ liệu, một số tiêu chuẩn khác cho ng­ười đặt mua công bố.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn gồm các loại sau:

– Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật gồm các loại sau:

– Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:

  1. a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
  2. b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
  3. c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.

Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.

Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

1.6. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

  1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế – xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
  2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
  3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
  4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
  5. a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội;
  6. b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
  7. c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
  8. d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

1.7. Tiêu chuẩn hóa cơ sở

1.7.1. Vai trò tiêu chuẩn hóa cơ sở

Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn hoá gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Ban đầu là sự phát triển tự phát không có tổ chức. Thống nhất hoá là một trong những biểu hiện đầu tiên của tiêu chuẩn hoá. Trong cuộc sống hàng ngày con người thường xuyên quan sát thiên nhiên và môi trường xung quanh để lựa chọn cho mình những gì thích hợp cần thiết cho sự sống. Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ 18 đã tạo điều kiện cho tiêu chuẩn hoá phát triển một cách có ý thức, có tổ chức. Quy mô hoạt động tiêu chuẩn hoá ban đầu chủ yếu còn hạn chế trong phạm vi từng công ty/ cơ sở. Nó đã tạo ra những khả năng to lớn trong việc hợp lý hoá sản xuất và mang lại lợi nhuận cao cho các công ty/ cơ sở. Do công nghiệp phát triển nhanh, sự trao đổi hàng hoá trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng mở rộng, quy mô hoạt động tiêu chuẩn hoá cũng đòi hỏi mở rộng hơn: từ phạm vi từng công ty/ cơ sở sang phạm vi quốc gia và sau này phát triển ở cấp khu vực và quốc tế. Ngày nay hoạt động tiêu chuẩn hoá được thừa nhận là hoạt động không thể thiếu, được coi trọng và phát triển mạnh mẽ ở mọi cấp: từ cấp công ty/ cơ sở, ngành/hội, quốc gia đến cấp khu vực và quốc tế, ở mọi lĩnh vực, mọi lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị, cơ chế quản lý.

Tiêu chuẩn hóa cơ sở là một cấp tiêu chuẩn hóa rất quan trọng, nó là cơ sở cho hoạt động tiêu chuẩn hóa ngành/ hội, tiêu chuẩn hóa quốc gia, tiêu chuẩn hóa khu vực và tiêu chuẩn hóa quốc tế. Một mặt tiêu chuẩn hóa cơ sở là nguồn đề nghị tiềm tàng các dự án xây dựng tiêu chuẩn cấp cao hơn và mặt khác là nơi để các tiêu chuẩn các cấp đó được áp dụng và đem lại các hiệu quả thực tiễn.

1.7.2. Mục đích tiêu chuẩn hóa cơ sở

Trong định nghĩa tiêu chuẩn hoá ở trên đã nêu rõ mục đích chung của tiêu chuẩn hóa là nhằm đạt đ­ược mức độ trật tự tối ­ưu cho những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn trong một khung cảnh nhất định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ. Tiêu chuẩn hoá có thể có thêm một hoặc nhiều mục đích cụ thể làm cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng. Những mục đích này có thể (nh­ưng không hạn chế) là: đảm bảo tính thỏa dụng/ tính phù hợp với mục đích/ công dụng, kiểm soát tính đa dạng, đảm bảo tính tư­ơng thích, tính đổi lẫn, bảo vệ sức khoẻ, tính an toàn, bảo vệ môi tr­ường, bảo vệ sản phẩm, thông hiểu, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế, th­ương mại,…Tiêu chuẩn hóa cơ sở về cơ bản nhằm đạt được các mục đích sau:

  1. a) Đảm bảo tính thỏa dụng hay tính phù hợp với mục đích/ công dụng

Tiêu chuẩn hóa đảm bảo tính thỏa dụng, tức là khả năng của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ đáp ứng được mục đích đề ra trong những điều kiện nhất định.

  1. b) Kiểm soát tính đa dạng

Tiêu chuẩn hóa đảm bảo kiểm soát tính đa dạng quá mức, hướng tới sự lựa chọn một số lượng tối ưu kích cỡ hay chủng loại của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng được những nhu cầu đang thịnh hành. Kiểm soát tính đa dạng thông thường liên quan đến việc giảm bớt sự đa dạng, đơn giản hóa và thống nhất hóa.

  1. c) Đảm bảo tính tương thích

Tiêu chuẩn hóa đảm bảo tính tương thích, tức là làm cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ thích hợp để sử dụng cùng nhau trong những điều kiện nhất định để đáp ứng những yêu cầu t­ương ứng mà không gây ra những tác động qua lại không thể chấp nhận đư­ợc.

  1. d) Đảm bảo tính đổi lẫn

Tiêu chuẩn hóa đảm bảo tính đổi lẫn, tức là làm cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ có khả năng đư­ợc sử dụng để thay thế cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ khác như­ng vẫn đáp ứng những yêu cầu tư­ơng tự. Đổi lẫn các sản phẩm và các bộ phận cấu thành của sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua tiêu chuẩn hóa các đối tượng khác nhau (như vật liệu, các bộ phận cấu thành, các sản phẩm trung gian, thành phẩm, phương tiện sản xuất, dụng cụ, thiết bị thử nghiệm và kiểm tra…). Đổi lẫn, có thể về kích thước, tính năng hay phương pháp…Về mặt chức năng, tính đổi lẫn đư­ợc gọi là “tính đổi lẫn chức năng“, còn về mặt kích th­ước thì gọi là “tính đổi lẫn kích thư­ớc“.

đ) Đảm bảo tính an toàn

Tiêu chuẩn hóa đảm bảo tính an toàn, tức là không có những rủi ro gây thiệt hại không thể chấp nhận đ­ược. Trong tiêu chuẩn hoá, tính an toàn của sản phẩm, quá trình và dịch vụ th­ường đư­ợc xem xét theo quan điểm đạt đ­ược sự cân bằng tối ư­u của hàng loạt yếu tố kể cả các yếu tố phi kỹ thuật, nh­ư hành vi của con người, làm giảm bớt tới mức chấp nhận đ­ược những rủi ro gây thiệt hại cho con ng­ười và hàng hoá.

  1. e) Bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn hóa đưa ra nội dung bảo vệ môi trường, giữ gìn cho môi trường khỏi bị hủy hoại không thể chấp nhận được do những tác động của sản phẩm, quá trình và dịch vụ.

  1. g) Bảo vệ sản phẩm

Tiêu chuẩn hóa đưa ra các yêu cầu bảo vệ sản phẩm, giữ cho sản phẩm tránh được các tác động của khí hậu hoặc những điều kiện bất lợi khác trong thời gian sử dụng, vận chuyển hoặc bảo quản.

  1. h) Truyền đạt thông tin

Tiêu chuẩn hóa đóng vai trò là phương tiện truyền đạt thông tin, cho phép truyền đạt và phổ biến các thông tin về chính sách, quản lý, kế hoạch, cũng như về nội dung và kết quả của các hoạt động khác của cơ sở, tạo nên sự thông hiểu trong phạm vi nội bộ cơ sở và giữa cơ sở với khách hàng. Nó ấn định rõ ràng các thủ tục cần thực hiện trong mỗi bộ phận, giữa các bộ phận và thống nhất cách cung cấp thông tin và các dịch vụ khác ở cơ sở.

  1. i) Tích lũy kỹ năng công nghệ, cải thiện khả năng công nghệ

Tiêu chuẩn hóa cho phép tích lũy khả năng công nghệ của các cá nhân và cơ sở và từ đó nâng cao khả năng công nghệ của mình.

  1. k) Làm cơ sở kiểm soát các hoạt động

Tiêu chuẩn hóa là chuẩn cứ cho kiểm soát chất lượng, kiểm soát quá trình, kiểm soát chi phí và các hoạt động khác. Chu trình kiểm soát PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động) thiết lập cho kiểm soát chất lượng có thể được biểu thị thông qua nội dung tiêu chuẩn cơ sở được giới thiệu trong Hình 1.

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                       

Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở có liên quan

đến các hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, như về

chất lượng, giao hàng, dịch vụ, an toàn…

 

Thực hiện (áp dụng) các tiêu chuẩn cơ sở

Kiểm tra xem tiêu chuẩn cơ sở có được tuân thủ không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1 – Tiêu chuẩn cơ sở là cơ sở cho các chu trình kiểm soát

 

  1. l) Tạo điều kiện sử dụng các phương pháp thống kê

Tiêu chuẩn hóa cơ sở sẽ tạo điều kiện để đưa vào sử dụng các phương pháp thống kê.

  1. m) Ổn định và nâng cao chất lượng (giảm độ phân tán)

Tiêu chuẩn hóa làm ổn định chất lượng và giảm độ phân tán, nâng cao chất lượng. Có thể kiểm soát các nguyên nhân khác nhau gây nên độ phân tán chất lượng (của vật liệu, thiết bị, phương pháp…) bằng các tiêu chuẩn cơ sở. Những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa được sản xuất hàng loạt lặp đi lặp lại thường là các sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao.

  1. n) Giảm chi phí

Hiệu quả chủ yếu của tiêu chuẩn hóa cơ sở là hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn hóa góp phần làm giảm chi phí thông qua:

– Đơn giản hóa (giảm chủng loại) vật liệu, các bộ phận cấu thành, sản phẩm… làm tăng cỡ lô và giảm giá thành;

– Tiêu chuẩn hóa sản phẩm làm thuận lợi, đơn giản việc đặt mua của bộ phận cung ứng/mua và thiết kế; giảm chi phí mua vật liệu và các bộ phận; giảm dự trữ, lưu kho và giảm chi phí dịch vụ và quản lý chung trong phạm vi toàn cơ sở.

  1. o) Nâng cao hiệu quả công việc

Tiêu chuẩn hóa cơ sở nâng cao hiệu quả của mỗi nội dung hoạt động hợp tác, phối hợp toàn cơ sở. Toàn bộ các hoạt động của cơ sở được đồng bộ, thống nhất và được thực hiện theo các quy chế hợp lý, nhất quán góp phần nâng cao hiệu quả chung. Mỗi một chức năng của hoạt động hợp tác có liên quan một cách hệ thống với nhau để thực thi các hoạt động có hiệu quả mà không gây ra các lãng phí không cần thiết.

  1. p) Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống

Tiêu chuẩn hóa cơ sở bảo đảm an toàn thông qua việc công bố các tiêu chuẩn ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp, an toàn lao động cho người lao động.

  1. q) Góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng

Tiêu chuẩn hóa cơ sở nhằm cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, đồng thời đảm bảo an toàn, sức khỏe và nhiều lợi ích khác cho người tiêu dùng và cộng đồng.

Các tiêu chuẩn cơ sở về môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn và hậu quả xã hội có thể ảnh hưởng đến cộng đồng.

1.7.3. Lợi ích của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở muốn có hiệu quả phải thâm nhập vào toàn bộ các hoạt động của cơ sở, cả trong lĩnh vực sản xuất cũng như các hoạt động tổ chức – quản lý, hỗ trợ,… Tuy nhiên theo điều kiện cụ thể của mình ở từng thời kỳ mà cơ sở có thể chú trọng ở các mức độ khác nhau, ví dụ hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở có thể thâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể như: tổ chức – quản lý; thiết kế; cung ứng/ mua sắm vật tư; sản xuất; bao gói; tiêu thụ/bán hàng; kế toán; quản lý trang thiết bị; môi trường; …

Sau đây là lợi ích cụ thể mà hoạt động tiêu chuẩn hóa có thể đem lại trong từng lĩnh vực hoạt động kể trên của cơ sở.

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực tổ chức- quản lý

Hiệu quả tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực tổ chức – quản lý nhiều khi rất khó định lượng, chính vì vậy nhiều khi chưa được cơ sở quan tâm đúng mức. Tuy nhiên lợi ích tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực này có thể là:

– Làm giảm những chi phí chung;

– Giảm công việc văn phòng do tiêu chuẩn qui định các thủ tục tác nghiệp hợp lý, thống nhất và rõ ràng;

– Giảm chi phí lưu kho và vận chuyển;

– Giảm giá thành nghiên cứu phát triển;

– Giảm chi phí đào tạo;

– Mua và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng;

– Làm chủ và kiểm soát có hiệu quả chất lượng;

– Tổ chức hợp lý các cửa hàng, nơi giao nhận hàng hoá.

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong thiết kế

Khâu thiết kế là khâu quan trọng bậc nhất quyết định đến chất lượng sản phẩm sau này. Tại khâu thiết kế người ta áp dụng các tiêu chuẩn về các sản phẩm, chi tiết, vật liệu, phương pháp tính toán,… có sẵn đã được kiểm chứng trong thực tế, không cần mày mò tính toán thiết kế mới lại từ đầu, cũng như các tiêu chuẩn về dung sai lắp ghép, bản vẽ, quy tắc làm tròn số,…thường đã được công bố ở cấp quốc gia, quốc tế. Vì vậy tiêu chuẩn hóa làm cho khâu thiết kế nhanh hơn, hiệu quả hơn, tin cậy hơn.

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong cung ứng/ mua sắm vật tư

Nếu trong phương án thiết kế sản phẩm có nhiều chi tiết, vật liệu tiêu chuẩn, cũng như sử dụng nhiều trang thiết bị sản xuất…đã tiêu chuẩn hoá có sẵn trên thị trường, thì lợi ích trong cung ứng/ mua sắm vật tư có thể là:

– Giảm chủng loại, kích cỡ hàng đặt mua;

– Tiết kiệm do không cần nhiều kho bãi dự trữ;

– Giảm những công việc hành chính có liên quan;

– Đảm bảo chất lượng hàng mua;

– Giảm chi phí lưu kho và kiểm tra.

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong sản xuất

Chất lượng sản phẩm có phù hợp với thiết kế hay không phụ thuộc chủ yếu vào khâu sản xuất. Nếu khâu sản xuất được trang bị các máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ gá, sản phẩm mua, vật liệu, … tiêu chuẩn, được cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn và các hướng dẫn liên quan đến quá trình sản xuất, thì lợi ích trong sản xuất có thể là :

– Quá trình sản xuất liên tục và mềm dẻo;

– Hiệu suất sử dụng trang thiết bị cao hơn;

– Giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế;

– Bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với thiết kế;

– Bảo đảm an toàn sức khoẻ người lao động;

– Giảm chủng loại trang thiết bị sử dụng.

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong bao gói

Sản phẩm sản xuất ra phải được bao gói. Chất lượng bao gói quyết định rất nhiều đến việc duy trì được chất lượng sản phẩm đã được tạo ra trong khâu sản xuất, nó bảo vệ sản phẩm khỏi tác động có hại của các yếu tố bên ngoài trong quá trình lưu kho, vận chuyển, bảo quản trước khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Mặt khác bao gói ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và giá thành vận chuyển sản phẩm. Tiêu chuẩn về bao gói giúp ta giải quyết được các vấn đề đó. Vì vậy có thể nói rằng lợi ích tiêu chuẩn hoá trong bao gói có thể là :

– Duy trì được chất lượng và an toàn sản phẩm;

– Dễ dàng và hạ giá thành vận chuyển.

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong tiêu thụ/ bán hàng

Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong tiêu thụ / bán hàng có thể là :

– Nâng cao lòng tin với khách hàng;

– Khách hàng dễ dàng làm quen với sản phẩm;

– Giảm khối lượng công việc trao đổi.

Khi khách hàng lựa chọn người cung cấp cho mình, điều đầu tiên họ quan tâm là sản phẩm, hàng hoá đó sản xuất theo tiêu chuẩn nào, trong phần lớn trường hợp khách hàng sẽ từ chối mua sản phẩm, hàng hoá của cơ sở nếu không có tiêu chuẩn, đặc biệt các khách hàng đến từ các nước phát triển. Khi sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở có mức, yêu cầu cao hơn, thì khách hàng dễ dàng nhận biết được chất lượng, tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhanh chóng đi đến quyết định đặt hàng mua sản phẩm, hàng hóa của cơ sở.

1.7.4. Đối tượng tiêu chuẩn hóa cơ sở

Như trên đã nêu đối tượng của tiêu chuẩn hóa là chủ đề (đối tượng) cần tiêu chuẩn hóa. Nó có thể là sản phẩm, hàng hoá; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác phục vụ cho hoạt động của cơ sở. Nó có thể là đối tượng hữu hình và/hoặc vô hình.

Đối tượng hữu hình là thành phẩm; bán thành phẩm; cụm chi tiết; chi tiết; nguyên liệu vật liệu; máy móc, thiết bị công nghệ; dụng cụ; thiết bị, dụng cụ đo lường, thử nghiệm; trang bị công nghệ, đồ gá, v.v…

Đối tượng vô hình là quy tắc, quy trình, phương pháp, thủ tục tác nghiệp v.v…

Cơ sở khi xác định đối tượng tiêu chuẩn hóa cẫn xem xét kỹ sự cần thiết, hiệu quả và lợi ích của việc chọn đối tượng.

1.7.5. Loại tiêu chuẩn cơ sở

Ở trên đã nêu các loại tiêu chuẩn nói chung. Theo quy định của Thông tư 21/2007/TT-BKHCN, tiêu chuẩn cơ sở bao gồm các loại sau:

  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử; phương pháp đo;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
  • Tiêu chuẩn quá trình;
  • Tiêu chuẩn dịch vụ;
  • Tiêu chuẩn môi trường.

Tuy nhiên, tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn khác để quy định về việc phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng tiêu chuẩn hóa.

Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng tiêu chuẩn hóa. Có thể kèm theo các điều khoản liên quan đến thử nghiệm, ví dụ như lấy mẫu, sử dụng phương pháp thống kê, trình tự thử.

Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Tiêu chuẩn quá trình là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một quá trình phải thỏa mãn nhẳm tạo ra tính thỏa dụng của quá trình đó.

Tiêu chuẩn dịch vụ là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một dịch vụ phải thỏa mãn nhằm tạo ra tính thỏa dụng của dịch vụ đó. Tiêu chuẩn dịch vụ có thể được xây dựng cho các lĩnh vực như: giặt là, quản lý khách sạn, vận tải, dịch vụ xe, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, thương mại,…

Tiêu chuẩn môi trường là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu liên quan đến quá trình hoạt động của cơ sở nhằm bảo vệ môi trường làm việc và môi trường xung quanh, như các quy định về chất thải rắn, khí thải, nước thải, tiếng ồn, chiếu sáng, rung,…

Có thể bổ sung tiêu chuẩn thuật ngữ là tiêu chuẩn liên quan đến những từ ngữ thường kèm theo các định nghĩa và đôi khi có chú thích, minh họa, ví dụ v.v…Cũng có thể bổ sung tiêu chuẩn sản phẩm là tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm phải thỏa mãn nhằm tạo ra tính thỏa dụng của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đó.

Một tiêu chuẩn sản phẩm ngoài những yêu cầu về tính thỏa dụng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy định những nội dung về thuật ngữ, lấy mẫu, thử nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và đôi khi cả những yêu cầu đối với quá trình sản xuất. Một tiêu chuẩn sản phẩm có thể là toàn diện hoặc không toàn diện, tùy thuộc vào tiêu chuẩn đó có quy định toàn bộ hoặc chỉ một số những yêu cầu cần thiết hay không. Nếu một tiêu chuẩn đề cập đầy đủ tất cả các nội dung liên quan thì đó là tiêu chuẩn toàn diện. Theo khía cạnh này, một tiêu chuẩn sản phẩm có thể phân ra các tiêu chuẩn khác nhau như: tiêu chuẩn về thuật ngữ – định nghĩa, phân loại, ký hiệu, quy cách, yêu cầu kỹ thuật, lấy mẫu, phương pháp thử, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. Song cũng có thể chỉ là một tiêu chuẩn duy nhất chứa đựng tất cả các nội dung đó.

1.7.6. Hiệu lực của tiêu chuẩn

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng trên tự nguyện, tuy nhiên toàn bộ hoặc một phần của tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế hay tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến luôn được các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm và sử dụng rộng rãi trong quản lý, sản xuất, kinh doanh của mình. Nhà nước khuyến khích các cơ sở sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế hay tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến tương ứng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở. Rất nhiều tiêu chuẩn hoặc một phần tiêu chuẩn, đặc biệt các tiêu chuẩn có nội dung liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, động thực vật, môi trường,…được viện dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chuẩn kỹ thuật và trở thành bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn khác, mặc dù không bắt buộc áp dụng, nhưng cũng làm cơ sở tốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tiêu chuẩn cơ sở do lãnh đạo cơ sở phê duyệt để áp dụng tại cơ sở và thường là bắt buộc trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và điều này nên được nêu rõ trong quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở.

1.7.7. Những nguyên tắc cơ bản vận dụng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

Ở trên đã nêu các nguyên tắc cơ bản chung cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở cần lưu ý thêm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  1. a) Giảm thiểu, đơn giản hóa và thống nhất hóa

Trong phạm vi cơ sở, nguyên tắc này càng phải vận dụng ở mức độ cao hơn. Trong quá trình tiêu chuẩn hóa phải giảm đến tối thiểu có thể được các chủng loại khác nhau (tính đa dạng) của đối tượng tiêu chuẩn hóa, định ra một số lượng hợp lý nhằm đơn giản hóa quá trình sản xuất sản phẩm và thống nhất hóa các hoạt động cần thiết.

  1. b) Xác định thời điểm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn cơ sở

Thời điểm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn phụ thuộc vào quá trình hình thành (nghiên cứu, phát triển) và sản xuất sản phẩm.

Sau đây là mối quan hệ tương ứng với các bước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở với các giai đoạn nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm.

Các giai đoạn nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm

 

Các bước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
  • Giai đoạn nghiên cứu (Researching period)
  • Giai đoạn phát triển (Developing period)
  1. Sản xuất thử lần đầu …………………. Dự thảo 1
  2. Sản xuất thử lần 2 …………………. Dự thảo 2
  3. Sản xuất thử lần 3 …………………. Dự thảo 3
  4. Sản xuất thử lần 4 ………………….. Dự thảo 4
  • Giai đoạn sản xuất (Manufacturing period)
  1. Giai đoạn đầu sản xuất hàng loạt …………Công bố tiêu chuẩn
  2. Giai đoạn sản xuất hàng loạt ổn định ……. Soát xét (lần 1)

Hình 2- Xác định thời điểm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn cơ sở

Cần lưu ý rằng quá trình đưa sản phẩm mới vào sản xuất hiện nay ngày càng rút ngắn, từ hàng chục năm, xuống còn vài năm, có thể còn vài tháng đến vài tuần. Vì vậy, quá trình soạn thảo tiêu chuẩn phải tiến hành khẩn trương và theo kịp các bước nghiên cứu, phát triển tương ứng.

Qua sơ đồ có thể thấy rằng tiêu chuẩn cơ sở phải được xây dựng theo từng bước gắn liền với các giai đoạn nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm, bắt đầu từ giai đoạn phát triển sản phẩm, đi qua sản xuất thử lần 1, lần 2, lần 3 và hoàn chỉnh khi giai đoạn sản xuất hàng loạt thử kết thúc.

  1. c) Sử dụng nguyên tắc đồng thuận giữa những người sử dụng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn được xây dựng và công bố chỉ mang lại lợi ích khi nó được áp dụng. Hiệu quả càng cao khi số người áp dụng càng nhiều. Vì vậy trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn cần lôi cuốn những người sử dụng tiêu chuẩn sau này (các bên có liên quan) tham gia và đặc biệt cần tuân thủ nguyên tắc đồng thuận. Ở cấp cơ sở nguyên tắc này càng có ý nghĩa hơn, vì rằng quá trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đã động chạm tới từng cá nhân cụ thể, chứ không phải từng tổ chức, từng quốc gia như đối với các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế nữa. Ví dụ khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm cần huy động không chỉ các chuyên gia từ bộ phận thiết kế, bộ phận kiểm tra chất lượng mà cần lôi cuốn các lực lượng từ khu vực sản xuất trực tiếp, cũng như từ các bộ phận cung ứng, tiêu thụ, tiếp thị,… Các tiêu chuẩn được xây dựng như vậy chắc chắn sẽ dung hoà được các ý kiến và quyền lợi của các bộ phận khác nhau ở cơ sở và chắc chắn sẽ được mọi người nghiêm chỉnh áp dụng hơn. Các tiêu chuẩn được xây dựng như vậy chắc chắn sẽ là thành quả tích luỹ được trí tuệ chung của mọi người ở cơ sở và khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

  1. d) Hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia và các tiêu chuẩn bên ngoài tiên tiến khác

Đây là nguyên tắc mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở và lợi ích chung của toàn xã hội. Một mặt làm đơn giản hóa quá trình soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở và mặt khác làm cho sản phẩm, hàng hóa của cơ sở dễ thâm nhập vào thị trường trong phạm vi toàn quốc, khu vực và quốc tế. Để thúc đẩy hài hòa tiêu chuẩn, cơ sở cần tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn các cấp. Càng tham gia tích cực thì hiệu quả mang lại cho cơ sở càng lớn.

đ) Tuân thủ các quy định và luật lệ

Trong quá trình xây dựng mới và soát xét tiêu chuẩn của mình, cơ sở phải thu thập, điều tra, nghiên cứu các quy định và luật lệ có liên quan. Đối với sản phẩm xuất khẩu, cần điều tra nghiên cứu cả các luật lệ và quy định của nước đối tác nhập khẩu. Nếu đối tượng tiêu chuẩn hóa cơ sở thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (nhóm 2), tức là thuộc loại sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và đã có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì các tiêu chuẩn cơ sở liên quan phải tuân thủ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đó. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

 

 

 

Chương 2

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

 

2.1. Tổng quan

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở hiện nay có nhiều thay đổi, nhất là về cách thức, phương tiện tiến hành, đã gắn liền với việc sử dụng công nghệ thông tin, …, song về cơ bản bao gồm các nội dung chính sau đây:

– Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (nội bộ), tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp (bên ngoài);

– Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

– Thông tin tiêu chuẩn.

Nội dung chi tiết của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở được trình bày dưới đây.

2.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (nội bộ), tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp (bên ngoài)

2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Các cơ sở cần có tiêu chuẩn nội bộ cho các đối tượng tiêu chuẩn của mình. Tiêu chuẩn nội bộ đó quy định các điều khoản cần áp dụng để sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường của cơ sở thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cộng đồng, đồng thời giúp cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Nhìn chung, trong từng thời điểm cơ sở phải xác định được đối tượng nào cần phải được xây dựng tiêu chuẩn, loại tiêu chuẩn nào cần xây dựng để sao cho có đủ tiêu chuẩn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cơ sở cần ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn cho thành phẩm, sản phẩm cuối cùng phục vụ người tiêu dùng, được đưa vào sử dụng trong thực tiễn, mang lại lợi ích trực tiếp cho cơ sở. Tiếp đến cơ sở cần quan tâm đến các đối tượng là vật liệu, bán thành phẩm, những sản phẩm trung gian này quyết định rất nhiều đến chất lượng của thành phẩm. Và đương nhiên cơ sở cũng rất cần lưu ý đến các vấn đề liên quan đến tổ chức-quản lý, quá trình, an toàn, môi trường, đây cũng là đối tượng quan trọng cần tiêu chuẩn hóa trong nội bộ cơ sở.

Trong nhiều trường hợp tồn tại những tiêu chuẩn bên ngoài cho chính đối tượng mà tổ chức cần xây dựng tiêu chuẩn nội bộ, như tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ ISO, IEC, CAC, CODEX…), tiêu chuẩn khu vực (EN, ASEAN STAN,…), tiêu chuẩn nước ngoài (BS, DIN, AS, JIS…), tiêu chuẩn hiệp hội (ASTM,…) hoặc tiêu chuẩn của nhiều tổ chức khác. Trong trường hợp này, cơ sở nên tập trung nỗ lực chấp nhận tối đa các tiêu chuẩn bên ngoài đó, đặc biệt là những tiêu chuẩn quốc tế thuộc đối tượng ưu tiên hài hòa mà các tổ chức khu vực, ví dụ như ASEAN, APEC đã thông qua cho từng thời kỳ. Cần lưu ý rằng, Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN) được quan tâm xây dựng và có tỷ lệ hài hòa/ tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế tương đối cao.

Sau đây là một số trường hợp có thể gặp và cách tiếp cận giải quyết:

– Khi tiêu chuẩn bên ngoài khó hiểu, cũng có thể do cách diễn đạt, trình bày khác gây hiểu lầm thì cần chuyển đổi sang tiêu chuẩn cơ sở sao cho dễ hiểu và thích hợp với cơ sở;

– Khi tiêu chuẩn bên ngoài không hàm chứa các yêu cầu cụ thể thì cần soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở với những yêu cầu cụ thể, rõ ràng;

– Khi tiêu chuẩn bên ngoài bao hàm quá rộng hoặc bao gồm những phương án lựa chọn khác nhau thì cần soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở nhằm cụ thể hóa và chỉ rõ phương án sản phẩm của cơ sở;

– Khi tồn tại một số hoặc nhiều tiêu chuẩn bên ngoài cho cùng một đối tượng thì tiêu chuẩn nào cơ sở thấy cần áp dụng và áp dụng có hiệu quả thì cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn đó thành tiêu chuẩn của mình.

Về nguyên tắc, mức độ tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hay quốc gia càng cao càng tốt. Nếu không hoàn toàn tương đương được thì có thể tương đương có sửa đổi. Khi không chấp nhận được thì tiêu chuẩn bên ngoài vẫn luôn phải là một tài liệu tham khảo quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cần hết sức lưu ý đến các quy định mang tính quy phạm bắt buộc. Các quy định đó thường được thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng. Nhiều tiêu chuẩn được viện dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật trở thành bắt buộc áp dụng cho các đối tượng liên quan. Tiêu chuẩn cơ sở không được phép trái với các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn có liên quan đó.

2.2.2. Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp (bên ngoài)

Mặc dù không phải cấp nào cũng xây dựng, công bố các tiêu chuẩn riêng của mình, nhưng hoạt động tiêu chuẩn hóa được thực hiện ở hầu như tất cả các cấp với những nội dung và quy mô khác nhau. Có nhiều cấp tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn của cấp mình, như cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, cơ sở. Ở cấp quốc tế hiện nay có hàng chục tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn của riêng mình, điển hình là ISO, IEC, CAC, …Những tiêu chuẩn quốc tế này thường là cơ sở để các nước xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia mình. Ở cấp khu vực, điển hình là Liên minh Châu Âu tổ chức xây dựng, công bố các tiêu chuẩn EN áp dụng chung trong toàn Liên minh; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng công bố một số tiêu chuẩn ASEAN STAN để áp dụng trong Hiệp hội. Ngoài các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, còn có các hiệp hội, như Hội thử nghiệm và vật liệu quốc tế của Mỹ (ASTM International),… và nhiều tổ chức khác công bố các tiêu chuẩn riêng (như IFOAM, Global G.A.P,…), mặc dù không phải là tiêu chuẩn quốc tế, nhưng những tiêu chuẩn này cũng có ảnh hưởng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Ở cấp quốc gia, hầu hết các nước đều có hoạt động tích cực và công bố tiêu chuẩn quốc gia của mình. Hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam được quan tâm và phát triển mạnh mẽ và một trong những nhiệm vụ chính là tổ chức xây dựng, công bố các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Trong thực tế, có cấp không công bố tiêu chuẩn của riêng mình, chỉ tập trung vào việc tham gia xây dựng và thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn là chính. Ở Việt Nam hiện nay các bộ/ ngành, địa phương không công bố tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, nhưng hoạt động tiêu chuẩn hóa ở các bộ/ ngành, địa phương vẫn được chú trọng. Ở cấp ngành, các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình lại có thẩm quyền tổ chức biên soạn dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) để Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất công bố, đồng thời tổ chức xây dựng và công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), và thực hiện các công việc trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Ở cấp địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình, có thẩm quyền tổ chức xây dựng và công bố quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) và tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Cơ sở cần tìm hiểu hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực liên quan và cần tích cực tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp, như cấp quốc gia, quốc tế, khu vực, ngành, địa phương,… Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi của chính cơ sở mình. Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu chuẩn bất kỳ, ngoài việc nắm được nội dung tiêu chuẩn, học hỏi được kinh nghiệm của các bên có liên quan, thì các quyền lợi chính đáng của cơ sở cũng được quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho cơ sở dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn.

Các hình thức tham gia của cơ sở vào hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài có thể là một số hoặc toàn bộ các hình thức sau đây:

– Gửi (cử) các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật/ ban soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia, ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc dự các hội nghị chuyên đề góp ý dự thảo có liên quan. Việc có các đại diện trong các tổ chức soạn thảo hoặc hội nghị góp ý dự thảo liên quan nêu trên là cơ hội tốt nhất cho công ty trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cần lưu ý rằng mặc dù còn những hình thức tham gia khác nữa, như góp ý dự thảo bằng văn bản gửi đến chẳng hạn, song nhiều khi chưa đủ. Đối với những tiêu chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cơ sở, thì tốt nhất là cử chuyên gia giỏi đến dự trực tiếp các hội nghị chuyên đề để góp ý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơ sở;

– Góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan. Việc góp ý cần thực hiện nghiêm túc, cần cử những chuyên gia giỏi và có trách nhiệm nghiên cứu hoặc thành lập một nhóm chuyên gia nghiên cứu góp ý cho dự thảo. Góp ý cần thể hiện rõ quan điểm của cơ sở đối với phương án dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các ý kiến cần cụ thể chi tiết và thực hiện đúng thời hạn yêu cầu để tổ chức biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn dễ dàng và có đủ thời gian tiếp thu ý kiến;

– Đề nghị các dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng dự thảo đề nghị cho các đối tượng có liên quan. Mọi tổ chức cá nhân có quyền đề nghị dự án xây dựng tiêu chuẩn, vì vậy cơ sở có thể đề nghị dự án xây dựng các tiêu chuẩn cấp trên cho đối tượng sản xuất kinh doanh của mình. Cần liên hệ với cơ quan tiêu chuẩn hóa để nắm được thủ tục đề nghị. Cơ sở có quyền chủ động xây dựng trước dự thảo đề nghị gửi kèm dự án cho các cơ quan tương ứng. Trường hợp này dự án sẽ dễ được ưu tiên chấp nhận hơn;

– Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế. Ở những nước phát triển, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là các tập đoàn, cơ sở lớn rất tích cực cử các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế và nhìn chung các cơ sở tích cực tham gia góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan. Ở nước ta việc cử các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế là một việc khó khăn chung. Tuy nhiên việc tham gia góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan là việc làm cần đẩy mạnh, các cơ sở có thể tham gia góp ý dự thảo tiêu chuẩn cho các đối tượng có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế là quá trình mở; mọi ý kiến của các tổ chức, cá nhân đều được quan tâm và tiếp thu khi có cơ sở khoa học và hợp lý. Việc tổ chức đóng góp ý kiến này thông qua tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia.

– Tham gia giải quyết các quan ngại thương mại, tức là tham gia xử lý nội dung các luật, các quy chuẩn, quy định, thủ tục,… mà có ảnh hưởng đến thương mại mà các nước thành viên WTO đã hoặc sẽ ban hành. Việc giải quyết các quan ngại thương mại được tổ chức thực hiện thông qua mạng lưới TBT Việt Nam, bao gồm cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc gia (Điểm TBT quốc gia), các cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các bộ, ngành (Điểm TBT của bộ) và các cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở địa phương. Các quan ngại thương mại này nếu không được cơ sở tham gia xử lý giải quyết thì hậu quả có thể xảy ra là sản phẩm, hàng hóa của cơ sở sẽ bị cản trở, không thể xuất khẩu được vào quốc gia/ lãnh thổ gây nên các quan ngại thương mại đó;

– Đóng góp các điều kiện cần thiết để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, trước hết cho các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của cơ sở. Nếu có điều kiện, ngoài việc cử chuyên gia tham gia hoặc đóng góp ý kiến dự thảo, cơ sở có thể hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động tiêu chuẩn hoá ở cấp trên, đặc biệt cho các dự án xây dựng tiêu chuẩn cho các đối tượng liên quan đến cơ sở, như kinh phí, địa điểm khảo sát, khảo nghiệm,…;

– Cử các đại diện tham dự các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa có liên quan để học hỏi kinh nghiệm và tham gia đóng góp vào sự nghiệp tiêu chuẩn hóa chung. Việc tích cực tham gia các diễn đàn chung giúp cơ sở cập nhật được các thông tin mới nhất về hoạt động tiêu chuẩn hoá, học hỏi và trao đổi được kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia là:

– Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;

– Chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, công bố;

– Góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Trong xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cũng vậy, các tổ chức, cá nhân có các quyền tham gia như sau:

– Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;

– Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành;

– Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

– Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

Chính sách của Nhà nước là khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư­ ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu t­ư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế – kỹ thuật.

Việc tham gia một cách tích cực và chủ động vào hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài không những giúp các tổ chức có được đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn, thời gian tiêu chuẩn có hiệu lực, các nội dung quy định của tiêu chuẩn để có thể chủ động trong việc đáp ứng các yêu cầu sẽ được đưa ra, mà còn có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi các quy định của tiêu chuẩn không phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. Như vậy cơ sở có thể tạo được ảnh hưởng tới nội dung tiêu chuẩn, nếu đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể đưa được các nội dung phù hợp với điều kiện của mình vào nội dung quy định của tiêu chuẩn. Điều đó mang lại lợi ích to lớn cho cơ sở. Một lợi ích nữa là việc tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia, khu vực và quốc tế sẽ giúp nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng về tiêu chuẩn hóa, cũng như trình độ kỹ thuật chuyên môn của chuyên gia trong nước, đồng thời tham gia vào quá trình này, họ sẽ được tiếp cận giao lưu với rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành và có thể học hỏi được các kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cũng như thu nhận được nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp hay các thông tin khác về quản lý trong lĩnh vực chuyên ngành.

2.3. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là:

– Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình;

– Công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

– Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.

Như vậy, ngoài nội dung xây dựng tiêu chuẩn nêu trên, việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là nội dung cốt yếu của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở. Cơ sở áp dụng tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật (nếu có) tương ứng liên quan vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ sở phải bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình luôn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố đó.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ sở cần có các biện pháp, cách thức áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kể cả tiêu chuẩn nội bộ và tiêu chuẩn bên ngoài có liên quan mà cơ sở công bố áp dụng.

Đối với tiêu chuẩn nội bộ việc áp dụng có hiệu lực trong phạm vi cơ sở. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan cần tuân thủ thực hiện các quy định trong tiêu chuẩn.

Áp dụng tiêu chuẩn bên ngoài có thể được tiến hành theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.

Áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn bên ngoài không qua một tiêu chuẩn nội bộ hay tài liệu nào khác. Về mặt hình thức, lãnh đạo cơ sở có thể ra quyết định về việc áp dụng tiêu chuẩn bên ngoài liên quan cho thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, quá trình, phương pháp thử, phương pháp hiệu chuẩn, kiểm tra,… Việc áp dụng có thể là toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn sau đó có thể được phân phối tới những bộ phận liên quan để sử dụng trực tiếp.

Áp dụng gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn bên ngoài thông qua một tiêu chuẩn nội bộ. Việc áp dụng đó có thể là toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn hoặc được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở.

Đối với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn bên ngoài trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn vào văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật thì cơ sở phải tuân thủ áp dụng đầy đủ, nghiêm túc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Trong trường hợp cần cụ thể hóa để thuận lợi cho việc áp dụng, cơ sở có thể có các tài liệu hướng dẫn hoặc xây dựng tiêu chuẩn nội bộ để cụ thể hóa các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật. Các quy định trong tiêu chuẩn cơ sở không được phép trái với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cũng như tiêu chuẩn bên ngoài trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn vào văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối với trường hợp áp dụng quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn bắt buộc khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chuẩn kỹ thuật, cơ sở phải theo dõi, cập nhật thường xuyên thông tin về các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bắt buộc đó để có biện pháp triển khai áp dụng kịp thời. Lưu ý quy chuẩn kỹ thuật thông thường được rà soát định kỳ 5 năm một lần kể từ ngày ban hành, nhưng cũng có thể sớm hơn khi cần thiết.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đối với quy chuẩn kỹ thuật, ngoài việc cơ sở phải tuân thủ đầy đủ thông qua áp dụng một cách trực tiếp hoặc cụ thể hóa các quy định của quy chuẩn kỹ thuật thành các quy định trong tiêu chuẩn cơ sở của mình, cơ sở còn phải thực hiện việc công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp theo phương thức được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

Đối với việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế,… khi công bố phù hợp tiêu chuẩn, cơ sở cũng phải tuân thủ các quy định hiện hành về công bố hợp chuẩn. Đối với trường hợp công bố hợp quy, cơ sở cần thực hiện các quy định cụ thể theo hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó.

Để việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực và hiệu quả, cơ sở phải thường xuyên theo dõi, cập nhật các tiêu chuẩn bên ngoài mới nhất có liên quan, cần theo dõi từ khi các tiêu chuẩn còn đang xây dựng, cử chuyên gia tham gia xây dựng và góp ý dự thảo, khi tiêu chuẩn được công bố cần kịp thời mua và nghiên cứu các biện pháp áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện thực tế của cơ sở.

Nhìn chung để áp dụng một tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nào đó cơ sở cần lập phương án áp dụng, rà soát sửa chữa các văn bản kỹ thuật có liên quan, khi cần thiết có thể tổ chức lại sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ, mua sắm phương tiện đo lường, thử nghiệm…

2.4. Thông tin tiêu chuẩn

Hoạt động thông tin tiêu chuẩn là hoạt động không thể thiếu được, đặc biệt trong giai đoạn phát triển thương mại trên quy mô toàn cầu hiện nay. Thông tin tiêu chuẩn trong nội bộ cơ sở có thể bao gồm các nội dung sau:

  1. a) Các hoạt động thông tin tư vấn:

– Tìm kiếm, thu thập các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan cần thiết;

– Nghiên cứu tìm hiểu, giải thích làm sáng tỏ nội dung và dịch các tiêu chuẩn nếu cần;

– Theo dõi quá trình xây dựng, công bố, soát xét tiêu chuẩn các cấp, cũng như hoạt động tiêu chuẩn hóa khác, như hội nghị, hội thảo phổ biến áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,… trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở để kịp thời tham gia trong khả năng, điều kiện có thể.

  1. b) Quản lý thư viện nội bộ:

– Cập nhật cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cũng như văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu kỹ thuật,… liên quan;

– Mua tiêu chuẩn và tài liệu có liên quan;

– Phục vụ người đọc.

  1. c) Phát hành nội bộ các tiêu chuẩn, tài liệu, hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác:

Cơ sở cần tổ chức hệ thống phát hành, phân phối các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác, sao cho những tài liệu hoặc thông tin đến được đúng địa chỉ của những bộ phận, cá nhân có liên quan trong cơ sở một cách kịp thời, tránh tình trạng thất lạc, đến muộn, không thường xuyên.

  1. d) Thông tin tuyên truyền công tác tiêu chuẩn hóa

Thông tin tuyên truyền công tác tiêu chuẩn hóa là việc làm không thể thiếu, đặc biệt đối với các cơ sở tại các quốc gia mà tiêu chuẩn hóa chưa được mọi người thông hiểu. Phải tận dụng các biện pháp và phương pháp tuyên truyền khác nhau để làm mọi người hiều được ý nghĩa và lợi ích của tiêu chuẩn hóa và từ đó lôi cuốn họ tham gia tích cực vào hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở .

đ) Lập và quản lý các bản kê

Một trong những mục đích của tiêu chuẩn hóa là kiểm soát tính đa dạng, giảm thiểu, đơn giản hóa và thống nhất hóa, nên việc lập các bản kê cho các đối tượng khác nhau là rất cần thiết. Bản kê không chỉ đề cập đến các bộ phận cấu thành của sản phẩm mà còn đề cập đến các bản vẽ và các đối tượng khác.

  1. e) Thiết lập và quản lý hệ thống đánh số, phân loại và mã hóa

Cơ sở cần thiết lập một hệ thống đánh số, phân loại và mã hóa phù hợp với cơ sở. Một hệ thống đánh số, phân loại và mã hóa tốt sẽ giúp cho cơ sở kiểm soát có hiệu quả các hoạt động của mình.

 

 

 

 

 

Chương 3

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

 

3.1. Tổng quan

Để hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở phát huy được hiệu quả, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp các quy định cho các đối tượng, cơ sở cần phân loại rõ ràng, mạch lạc hệ thống tiêu chuẩn cơ sở của mình.

Hệ thống phân loại các tiêu chuẩn cơ sở có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp, loại hình sản xuất, quy mô và tổ chức của cơ sở. Rất khó tìm ra được một hệ thống chung cho tất cả. Có thể phân loại hệ thống tiêu chuẩn cơ sở theo đối tượng, nội dung (khía cạnh), cấp tiêu chuẩn hóa,…Sau đây là ví dụ một số hệ thống phân loại tiêu chuẩn cơ sở để tham khảo :

– Theo đối tượng tiêu chuẩn hóa :

  • Theo vật phẩm (phần cứng) và vấn đề tổ chức, quản lý (phần mềm)………………………..- Ví dụ 1
  • Theo lĩnh vực hoạt động của cơ sở

Phương án 1…………………………………………. – Ví dụ 2

Phương án 2………………………………………………….. – Ví dụ 3

Phương án 3…………………………………………. – Ví dụ 4

– Theo nội dung (khía cạnh) tiêu chuẩn hóa ……….…. – Ví dụ 5

– Theo cấp tiêu chuẩn hóa ………………………. …… – Ví dụ 6

3.2. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo vật phẩm (phần cứng) và vấn đề tổ chức, quản lý (phần mềm)

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở này được xác định trên cơ sở phân loại đối tượng tiêu chuẩn hóa theo vật phẩm, tức là các đối tượng vật chất có thể nhìn thấy được (phần cứng) và các Quy tắc…cho những vấn đề liên quan đến tổ chức, thủ tục, phương pháp,… sản xuất, kinh doanh (phần mềm). Trường hợp này có thể thêm phân nhánh đối tượng về thuật ngữ chung cho cả tiêu chuẩn vật phẩm và quy tắc, thực ra tiêu chuẩn thuật ngữ cũng là phần mềm. Cụ thể xem Ví dụ 1.

 

 Ví dụ 1 – Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo vật phẩm (phần cứng) và vấn đề tổ chức, quản lý (phần mềm)

 

Tiêu chuẩn…cho vật phẩm/sản phẩm vật chất (phần cứng)

Tiêu chuẩn

Quy tắc…cho những vấn đề liên quan đến tổ chức, thủ tục, phương pháp,… sản xuất, kinh doanh (phần mềm)

 

Thuật ngữ chung cho cả tiêu chuẩn vật phẩm và quy tắc

 

 

 

3.3. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo lĩnh vực hoạt động

3.3.1. Phương án 1

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở này phân loại theo lĩnh vực hoạt động, như tổ chức, vấn đề chung, sản phẩm, nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, kiểm tra, quản lý trang thiết bị, quản lý kho,… Cụ thể xem Ví dụ 2.

 

Ví dụ 2 – Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo lĩnh vực hoạt động – Phương án 1

 

Tiêu chuẩn về tổ chức – Quy chế về tổ chức

(cho cơ quan đầu não) – Quy chế phân công, trách nhiệm và quyền hạn

– Quy chế quản lý chính sách

– Quy chế giáo dục và đào tạo

Tiêu chuẩn chung                 – Quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở

– Quy chế kiểm soát chất lượng

– Quy chế Ban kiểm soát chất lượng

– Quy chế quản lý phòng chống ô nhiễm môi trường

– Quy chế quản lý khiếu nại

– Quy chế, quản lý mẫu biểu

 

Tiêu chuẩn sản phẩm            – Tiêu chuẩn sản phẩm

– Tiêu chuẩn thiết kế

– Quy chế quản lý bản vẽ

– Quy chế phát triển sản phẩm mới

Tiêu chuẩn nguyên vật           – Tiêu chuẩn nguyên vật liệu

liệu                                         – Tiêu chuẩn vật liệu phụ

– Tiêu chuẩn đồ gá và dụng cụ

– Tiêu chuẩn dụng cụ đo lường

– Tiêu chuẩn các bộ phận cấu thành

– Quy chế cung ứng (mua) vật liệu

– Điều kiện kỹ thuật mua hàng

– Quy chế quản lý thầu phụ

– Điều kiện kỹ thuật đối với thầu phụ

Tiêu chuẩn sản xuất                  – Quy chế sản xuất

– Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

– Tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất

– Tiêu chuẩn sản xuất

 

 

Tiêu chuẩn kiểm tra                  – Quy chế về công tác kiểm tra

– Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm tra và thử nghiệm

– Tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu

– Tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất

 

Tiêu chuẩn quản lý trang          – Quy chế quản lý trang thiết bị sản xuất

thiết bị                                       – Quy chế quản lý thiết bị, dụng cụ kiểm tra

– Quy chế quản lý đồ gá và dụng cụ

– Quy chế kiểm tra hàng ngày trang thiết bị

 

Tiêu chuẩn quản lý kho            – Quy chế quản lý kho vật liệu

– Quy chế quản lý kho sản phẩm

– Quy chế xuất hàng

– ….

3.3.3. Phương án 2

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở này phân loại theo lĩnh vực hoạt động, như vấn đề quản lý chung, sản phẩm, nguyên vật liệu và bộ phận cấu thành, sản xuất, kiểm tra, trang thiết bị sản xuất, lĩnh vực khác. Cụ thể xem Ví dụ 3.

Ví dụ 3 – Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo lĩnh vực hoạt động – Phương án 2

1) Tiêu chuẩn chung

– Quy chế chung

– Tổ chức, thẩm quyền và trách nhiệm các bộ phận

– Quy chế xây dựng, soát xét và hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở

– Quy chế kiểm soát chất lượng

2) Tiêu chuẩn sản phẩm

Tiêu chuẩn sản phẩm

3) Tiêu chuẩn nguyên vật liệu và bộ phận cấu thành

Quy chế cung ứng (mua) nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành

– Tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành

4) Tiêu chuẩn sản xuất

– Tiêu chuẩn sản xuất

5) Tiêu chuẩn kiểm tra

Tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu đối với nguyên vật liệu

– Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất

– Tiêu chuẩn kiểm tra thành phẩm

– Tiêu chuẩn phương pháp thử

6) Tiêu chuẩn trang thiết bị sản xuất

Quy chế quản lý trang thiết bị sản xuất

– Quy chế quản lý thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm

7) Tiêu chuẩn khác

Quy chế kiểm soát phân xưởng

– Quy chế quản lý khiếu nại

– Quy chế quản lý phòng chống ô nhiễm môi trường

3.3.4. Phương án 3

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở này phân loại theo lĩnh vực hoạt động sản xuất từng sản phẩm, quá trình đơn lẻ. Cụ thể xem Ví dụ 4.

Ví dụ 4 – Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo lĩnh vực hoạt động – Phương án 3

 

 – Quy chế hoạt động sản xuất Tiêu chuẩn chung

 

 

Tiêu chuẩn

– Tiêu chuẩn KSCL – Tiêu chuẩn KSCL trong quá Tiêu chuẩn

sản xuất trong quá trình trình sản xuất sản phẩm A cho từng

sản xuất – ’’ ’’ ’’ B sản phẩm

– ” ” ’’ C đơn lẻ

 

 

– Quy trình O.O Tiêu chuẩn

-Tiêu chuẩn sản xuất – ” … cho từng

– ” … quá trình

– ” … đơn lẻ

 

3.4. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo nội dung (khía cạnh) tiêu chuẩn hóa

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở này phân loại theo nội dung (khía cạnh) tiêu chuẩn hóa, như vấn đề cơ bản, yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm, phương pháp sản xuất, kiểm tra,… Cụ thể xem Ví dụ 5.

 

Ví dụ 5 – Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở

phân loại theo nội dung (khía cạnh) tiêu chuẩn hóa

 

Tiêu chuẩn cơ bản…………………..Tiêu chuẩn về đơn vị đo,

thuật ngữ, ký hiệu…

Tiêu chuẩn chất lượng……………… Tiêu chuẩn sản phẩm

Tiêu chuẩn nguyên vật liệu

………………..

Tiêu chuẩn phương pháp…………….Tiêu chuẩn sản xuất

Tiêu chuẩn kiểm tra

……………….

 

 

3.5. Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo cấp tiêu chuẩn hóa

Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở này phân loại theo cấp tiêu chuẩn hóa, như vấn đề ở cấp toàn công ty/ cơ sở, các bộ phận, phòng, ban,… Cụ thể xem Ví dụ 6.

 

Ví dụ 6 – Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở phân loại theo cấp tiêu chuẩn hóa

 

Tiêu chuẩn cơ sở

 

 

Tiêu chuẩn nhà máy O.O

 

Tiêu chuẩn bộ phận,

phòng, ban riêng lẻ Tiêu chuẩn phân xưởng X.X

 

 

Tiêu chuẩn bộ phận

kinh doanh (bán hàng) ∆.∆

Đề nghị xem xét để neeis có thể nên bổ sung mục này (thông tin về ví dụ cụ thể có thể từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình 712)

3.6. Ví dụ về hệ thống tiêu chuẩn cơ sở trong doanh nghiệp sản xuất

 

Chương 4

THỦ TỤC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

 

4.1. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng bậc nhất của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở. Quá trình này tốn kém và mất nhiều thời gian, vì vậy bộ phận tiêu chuẩn hóa phải cố gắng làm cho quá trình đỡ tốn kém nhất có thể. Cần phải xem xét kỹ lưỡng nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn.

Quy mô và đặc điểm của cơ sở xác định phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Tuy nhiên, các kiến nghị sau đây có thể giúp cơ sở thực hiện được kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn của mình.

Cơ sở có thể lập ban tiêu chuần có nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo chung hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở. Các đại diện trong ban tiêu chuẩn được chọn từ các bộ phận, phòng ban chức năng chính của cơ sở và gồm những cán bộ cấp cao có thẩm quyền trong các bộ phận, phòng, ban tương ứng và là người có năng lực kỹ thuật.

Trong xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, ban tiêu chuẩn này sẽ có trách nhiệm xem xét tiến bộ khoa học, công nghệ, đưa ra những yêu cầu mới và quyết định những vấn đề ưu tiên, đồng thời xem xét dự thảo tiêu chuẩn lần cuối trước khi trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt.

Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn, ban tiêu chuẩn có thể thành lập các tiểu ban để đảm nhiệm các loại tiêu chuẩn khác nhau. Các tiểu ban có trách nhiệm xem xét các dự thảo đề nghị hoặc đưa ra các dự thảo tiêu chuẩn, thảo luận hoàn chỉnh và sau đó chuyển cho ban tiêu chuẩn để làm các công việc tiếp theo.

Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, cơ cấu chính thức các ban và tiểu ban có thể không cần thiết. Các dự thảo tiêu chuẩn được gửi cho những người lãnh đạo hoặc đại diện các bộ phận, phòng, ban để lấy ý kiến và thảo luận. Có thể tổ chức các hội nghị để giải quyết những bất đồng nảy sinh trong quá trình lấy ý kiến, thảo luận. Sau khi thống nhất, dự thảo tiêu chuẩn được trình duyệt ở cấp cao nhất để đảm bảo việc áp dụng có hiệu lực, hiệu quả hơn.

4.2. Trình tự xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4.2.1. Các bước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Cơ sở phải nghiên cứu thiết lập cho mình một thủ tục xây dựng tiêu chuẩn hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của cơ sở, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn và tuân thủ các nguyên tắc như đã nêu ở trên. Tùy theo quy mô, loại hình sản xuất, kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 8: Công bố tiêu chuẩn cơ sở;

Bước 9: In ấn tiêu chuẩn cơ sở.

Nội dung cụ thể các bước được trình bày dưới đây. Cần lưu ý rằng, trong quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, tùy nhu cầu, cơ sở có thể tiến hành khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm ở các bước khác nhau để xác định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu cần quy định trong tiêu chuẩn.

4.2.2. Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

4.2.2.1. Giai đoạn xác định đối tượng

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn là việc xác định đối tượng cần tiêu chuẩn hóa. Đối tượng đó có thể xuất phát từ nhu cầu bên trong và/ hoặc từ bên ngoài cơ sở. Thường nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn hiển nhiên khi vấn đề phát sinh do hậu quả không có tiêu chuẩn cần thiết. Tất cả những nhu cầu như vậy phải chuyển đến bộ phận tiêu chuẩn hóa để xử lý.

4.2.2.2. Giai đoạn thu thập thông tin, phân tích và phê duyệt kế hoạch

Giai đoạn này bao gồm những hoạt động sau đây:

– Điều tra khảo sát các vấn đề có liên quan đến đối tượng;

– Thu thập thông tin về tình hình sử dụng, thị trường, thiết kế, sản xuất, kinh tế, tình hình tiêu chuẩn hóa (các tiêu chuẩn hiện hành, các tiêu chuẩn đang xây dựng)…;

– Phân tích nhu cầu, mục tiêu và chi phí hoạt động tiêu chuẩn hóa;

– Đánh giá và xác định các mục tiêu và nội dung của tiêu chuẩn đề nghị;

– Đánh giá những giá trị, lợi ích có thể thu được, có tính đến những rủi ro, khó khăn có thể xảy ra.

Giai đoạn này giao cho một nhóm chuyên gia từ các bộ phận khác nhau ở cơ sở bao gồm cả người sử dụng hoặc người sản xuất thực hiện. Bộ phận tiêu chuẩn hóa phải có trách nhiệm điều phối các hoạt động. Bộ phận tiêu chuẩn hóa phải bảo đảm tất cả mọi người sẽ tham gia áp dụng tiêu chuẩn này phải được hỏi ý kiến đầy đủ, bời vì điều đó sẽ làm đơn giản việc phê chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn đó khi nó được hoàn chỉnh. Khi xem xét nghiên cứu các tài liệu khác nhau, phải nghiên cứu những yêu cầu của người cung cấp, những nhà thầu và người tiêu dùng từ bên ngoài cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Sau khi đã thống nhất, bộ phận tiêu chuẩn hóa trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt kế hoạch.

4.2.3. Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

Khi đã hoàn thành việc phân tích, bước tiếp theo là tập hợp tất cả các thông tin đã có để soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn. Khi soạn thảo dự thảo phải hiểu thấu đáo đối tượng, cũng như những hướng dẫn của cơ sở về trình bầy và thể hiện nội dung tiêu chuẩn. Nếu cần, dự thảo tiêu chuẩn phải được nghiên cứu đồng thời với sự cố gắng chung giữa các cán bộ tiêu chuẩn hóa và các cán bộ hoặc chuyên gia kỹ thuật. Dự thảo này phải được Bộ phận tiêu chuẩn hóa nhất trí và phải trình bầy phù hợp với quy định của tiêu chuẩn cơ sở.

4.2.4. Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

Dự thảo tiêu chuẩn được gửi đi lấy ý kiến đến những bộ phận và cá nhân có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn sau khi tiêu chuẩn được phê duyệt. Khi gửi dự thảo đi lấy ý kiến cần kèm theo bản thuyết minh nêu mục đích, xuất xứ và nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn. Các ý kiến góp ý phải có sau một thời hạn xác định, sao cho không làm chậm quá trình soạn thảo tiêu chuẩn. Mọi ý kiến nhận được phải được xử lý và có giải pháp xử lý, dung hòa các ý kiến bất đồng.

4.2.5. Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

Khi cần thiết có thể triệu tập các hội nghị để giải quyết các ý kiến bất đồng. Mọi vấn đề cần phải được giải quyết theo nguyên tắc đồng thuận. Không nên hoặc cố gắng hạn chế sử dụng hình thức biểu quyết vì rằng trong trường hợp khi dự thảo tiêu chuẩn được chấp nhận do kết quả đa số tán thành thì sẽ làm mất lòng thiểu số còn lại và điều đó có thể làm ảnh hưởng đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Do vậy nên tận dụng mọi cố gắng, nỗ lực để tránh gặp trường hợp như vậy.

4.2.6. Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

Ban/ tiểu ban tiêu chuẩn hoặc bộ phận được giao soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn tập hợp và xử lý tất cả các ý kiến liên quan, lập bản tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn một cách thấu đáo, trung thực.

4.2.7. Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

Các tài liệu, thông tin liên quan đến quá trình xây dựng tiêu chuẩn được tập hợp và lập thành hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn.

4.2.8. Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn cơ sở

Sau khi hoàn thành các công việc trên, Bộ phận tiêu chuẩn hóa tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn để xem xét sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật liên quan (nếu có), với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển của cơ sở, cũng như xem xét mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực có liên quan và thể thức trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn. Nếu có ban/ tiểu ban tiêu chuẩn thì ban đó giúp thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, vì trong phạm vi một cơ sở, nên các nội dung thẩm định thường đã được đặt ra để thực hiện và được theo dõi trong suốt quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nên bước này có thể rút ngắn để đưa nhanh tiêu chuẩn vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

4.2.9. Bước 8: Công bố tiêu chuẩn cơ sở

Bước tiếp theo là phê duyệt tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phải được phê duyệt ở cấp lãnh đạo cao nhất của cơ sở.

Việc phê duyệt tiêu chuẩn phải được thông báo kịp thời đến các bộ phận của cơ sở.

4.2.10. Bước 9: In ấn tiêu chuẩn cơ sở

Sau khi tiêu chuẩn được phê duyệt, tiêu chuẩn được xuất bản và phát hành đến tất cả các bộ phận cần phải áp dụng tiêu chuẩn đó.

4.3. Soát xét tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cũng như phần lớn dữ liệu khác luôn ở trạng thái động. Điều đó đòi hỏi phải rà soát định kỳ (hoặc khi có yêu cầu đặc biệt) tất cả các tiêu chuẩn cơ sở đã công bố để khẳng định giữ nguyên hiệu lực hoặc xác định chúng có cần phải soát xét (sửa đổi hoặc thay thế) hay không. Việc xem xét này bảo đảm duy trì tiêu chuẩn ở trình độ phù hợp nhất đối với điều kiện của cơ sở.

Các yếu tố cơ bản xác định thời điểm cần soát xét tiêu chuẩn cơ sở như sau:

– Thay đổi yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng;

– Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến;

– Nghiên cứu phát triển vật liệu, phương pháp đo mới…;

– Đạt được tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực liên quan;

– Tiến bộ trong khả năng xử lý quá trình;

– Thay đổi quy định pháp luật (Văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật) về an toàn, vệ sinh, môi trường,…;

– Xảy ra biến cố không bình thường trong quá trình sản xuất;

– Xảy ra biến cố không được chấp nhận (bác bỏ) trong quá trình kiểm tra;

– Xảy ra khiếu nại, than phiền, yêu sách từ bên ngoài;

– Thay đổi khác về chất lượng thiết kế;

– Cải tiến khác về quá trình;

– Có đề nghị soát xét tiêu chuẩn cơ sở;

– Kết quả đánh giá về hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở;

– Kết quả rà soát định kỳ tiêu chuẩn cơ sở.

Chương 5

TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

 

5.1. Yêu cầu chung

Khi soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở cần chú ý các yêu cầu sau đây:

1) Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, thuận tiện sử dụng, dễ sửa chữa, dễ sao chụp, đảm bảo mỹ thuật;

2) Tránh biệt ngữ, cần sử dụng ngôn ngữ thông dụng – Tiêu chuẩn sẽ được không chỉ các nhà chuyên môn sử dụng, mà cả những người không có chuyên môn sử dụng, vì vậy cần sử dụng ngôn ngữ thông dụng. Khi sử dụng thuật ngữ kỹ thuật thì phải có định nghĩa kèm theo, các ký hiệu, dấu hiệu, đơn vị, hình vẽ, bảng… phải được giải thích rõ ràng;

3) Sử dụng hình minh họa – Một hình vẽ, biểu đồ rõ ràng, dễ hiểu có giá trị hơn phần chữ (lời) dài dòng. Khi có thể, phải sử dụng hình vẽ và biểu đồ để giảm độ dài phần chữ;

4) Sử dụng viện dẫn – Phải tránh lặp lại không cần thiết, đặc biệt khi nội dung/ thông tin lặp lại đó được thể hiện trong những tiêu chuẩn khác nhau. Khi nội dung nào đó phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nếu có thể, thì cần phải xây dựng tiêu chuẩn riêng cho nội dung đó. Khi đó ta sẽ sử dụng viện dẫn tiêu chuẩn đó;

5) Có thể áp dụng được – Tiêu chuẩn xây dựng với mục đích để áp dụng. Do vậy tiêu chuẩn không được có những nội dung/ thông tin hoặc các câu mơ hồ, mập mờ hay đa nghĩa, gây nhầm lẫn và cần đưa ra các yêu cầu có thể đo lường được bằng những phương pháp thích hợp;

6) Nhất quán – Soạn thảo tiêu chuẩn phải nhất quán trong từng tiêu chuẩn hoặc trong cả bộ tiêu chuẩn có liên quan. Cấu trúc, văn phong, thuật ngữ, đánh số điều của các tiêu chuẩn có liên quan với nhau phải càng giống nhau càng tốt;

7) Khuôn khổ và mẫu thống nhất – Tiêu chuẩn cơ sở phải có khuôn khổ và mẫu trình bầy thống nhất. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo các đối tượng khác nhau, cũng có thể sử dụng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung thêm, bỏ đi hoặc sửa đổi nội dung khi cần thiết. Khổ giấy thường dùng là khổ A4 (210mm x 297mmm). Trong trường hợp đóng thành từng tập tiêu chuẩn có thể sử dụng khổ nhỏ hơn, nhưng phải bảo đảm thống nhất trong toàn cơ sở.

5.2. Trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở

5.2.1. Các phần nội dung tiêu chuẩn cơ sở

Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:

– Phần thông tin mở đầu;

– Phần cơ bản;

– Phần thông tin bổ sung.

Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. Sau đây là một số nội dung khuyến nghị về trình bày và thể hiện nội dung các phần của tiêu chuẩn cơ sở. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể như thế nào là quyền lựa chọn của cơ sở.

5.2.2. Phần thông tin mở đầu

Phần thông tin mở đầu có thể bao gồm trang bìa, mục lục, lời nói đầu, lời giới thiệu.

Nội dung trang bìa gồm có tên (có thể kèm biểu tượng) của cơ sở; dòng chữ “TIÊU CHUẨN CƠ SỞ”; tên tiêu chuẩn; ký hiệu và số hiệu TCCS; lần xuất bản; lần sửa đổi.

Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:

– Số hiệu và năm công bố tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau ký hiệu TCCS;

– Chữ viết tắt tên cơ sở công bố tiêu chuẩn được đặt sau năm công bố tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do cơ sở có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.

Mục lục có thể có hoặc không có. Mục lục chỉ cần thiết khi tiêu chuẩn có nhiều trang, nhiều điều để dễ tra cứu khi sử dụng. Nội dung này phải có tiêu đề là “Mục lục”, liệt kê các điều và có thể liệt kê cả các điều nhỏ có tên/ tiêu đề, các phụ lục, mục lục tra cứu, thư mục tài liệu tham khảo.

Lời nói đầu không quy định các yêu cầu, dùng để giới thiệu các thông tin về ban /tiểu ban tiêu chuẩn hoặc phòng, ban,… biên soạn tiêu chuẩn; việc thay thế, sửa đổi tiêu chuẩn (nếu có); việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và nước ngoài; mối liên quan với các tiêu chuẩn hoặc tài liệu khác;… Đối với tiêu chuẩn cơ sở, để giản tiện, nội dung này có thể được trình bày ở trang bìa hoặc trang đầu tiên của tiêu chuẩn.

Lời giới thiệu có thể có hoặc không có. Nội dung này chỉ được sử dụng khi có yêu cầu cung cấp thông tin hoặc bổ sung nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn cũng như lý do cần biên soạn tiêu chuẩn. Trong lời giới thiệu không quy định các yêu cầu.

5.2.3. Phần cơ bản

Phần cơ bản bao gồm phần khái quát và phần kỹ thuật

Phần khái quát gồm tên tiêu chuẩn, phạm vi áp dụng, tài liệu viện dẫn (nếu có).

Tên tiêu chuẩn nhất thiết phải có. Tên tiêu chuẩn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và bảo đảm phân biệt được đối tượng, nội dung của tiêu chuẩn này với đối tượng, nội dung của tiêu chuẩn khác. Không nên đưa vào tên tiêu chuẩn các thông tin chi tiết không cần thiết. Các thông tin cụ thể cần thiết bổ sung cho đối tượng được trình bày trong phần phạm vi áp dụng.

Phạm vi áp dụng nhất thiết phải có. Phạm vi áp dụng được đặt ở phần đầu tiên của nội dung tiêu chuẩn. Phạm vi áp dụng cần xác định rõ đối tượng tiêu chuẩn, khía cạnh cần đề cập và giới hạn phạm vi áp dụng tiêu chuẩn. Phạm vi áp dụng không quy định các yêu cầu.

Tài liệu viện dẫn có thể có hoặc không có. Tài liệu viện dẫn nêu danh mục các tài liệu được viện dẫn cần phải được sử dụng đồng thời khi áp dụng tiêu chuẩn. Các tài liệu viện dẫn là các tiêu chuẩn, tài liệu do chính cơ sở đã công bố, cũng như các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài mà cơ sở đã công bố áp dụng có liên quan. Khi viện dẫn, phải chú ý cập nhật thông tin về việc thay thế, sửa đổi, hủy bỏ tiêu chuẩn trong tài liệu được viện dẫn.

 Phần kỹ thuật là phần quy định các yêu cầu đối với đối tượng tiêu chuẩn hóa. Phần này có thể gồm một, một số hoặc tất cả các nội dung sau: Thuật ngữ và định nghĩa; ký hiệu và thuật ngữ viết tắt; phân loại và ký hiệu quy ước; các yêu cầu; lấy mẫu; phương pháp thử; ghi nhãn; bao gói; vận chuyển; bảo quản. Ngoài ra có thể có phụ lục quy định và các nội dung khác. Lưu ý từng nội dung hoặc một số nội dung nêu trên có thể được quy định trong một tiêu chuẩn độc lập.

Thuật ngữ và định nghĩa có thể có hoặc không. Nội dung này nêu các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn.

Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt có thể có hoặc không. Nội dung này liệt kê các thuật ngữ viết tắt trong tiêu chuẩn và các ký hiệu cần thiết để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn.

Phân loại và ký hiệu quy ước có thể có hoặc không. Nội dung này thiết lập một hệ thống phân loại, quy cách, ký hiệu và/hoặc mã hoá sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với các yêu cầu đặt ra. Khi cần thiết có thể quy định cả ký hiệu quy ước cho các nhóm sản phẩm và lĩnh vực sử dụng chúng.

Yêu cầu phải có, nhưng không nhất thiết phải gồm tất cả các nội dung đã nêu và có thể có các nội dung khác. Yêu cầu phải bao gồm các đặc tính liên quan đến sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ mà tiêu chuẩn đề cập, được quy định trực tiếp hoặc viện dẫn; các giá trị giới hạn quy định của các đặc tính định lượng. Đối với từng yêu cầu, cần viện dẫn phương pháp thử để xác định hoặc kiểm tra xác nhận các giá trị của đặc tính hoặc phải nêu chính phương pháp thử đó.

Lấy mẫu quy định các điều kiện và các phương pháp lấy mẫu, cũng như các phương pháp bảo quản mẫu.

Phương pháp thử quy định về cách tiến hành xác định giá trị của các đặc tính, hoặc để kiểm tra sự phù hợp đối với các yêu cầu đặt ra và để đảm bảo tính lặp lại của các kết quả.

Ghi nhãn quy định việc ghi nhãn để nhận biết nhà sản xuất, nhà phân phối, thông tin về sản phẩm, hàng hóa, ngày sản xuất và hạn sử dụng… Có thể sử dụng một số cách để ghi nhãn: in, đúc, khắc, đóng, dán tem, v.v…Nếu cần có các chỉ dẫn liên quan đến các quy tắc trong vận chuyển sản phẩm, lời cảnh báo (hoặc mã số thể hiện điều này), v.v… thì các yêu cầu tương ứng này phải được đưa vào “Ghi nhãn” trong tiêu chuẩn.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định pháp luật liên quan. Lưu ý nội dung ghi nhãn phải đảm bảo đầy đủ thông tin và không được trái với quy định hiện hành về ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa. Đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi nhãn phải tuân thủ quy định của nước nhập khẩu. Quy định hiện hành chung về ghi nhãn là Nghị định 43/2017/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn. Ngoài ra đối với từng loại sản phẩm trong từng lĩnh vực đặc thù việc ghi nhãn sản phẩm phải tuân thủ các quy định liên quan. Trường hợp cơ sở áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan cho sản phẩm, hàng hóa của mình, thì việc ghi nhãn cũng phải tuân thủ theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn tương ứng đó.

Bao gói quy định các yêu cầu cho việc bao gói sản phẩm để đảm bảo duy trì được chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ lúc xuất xưởng, đến khi vận chuyển, lưu kho và đến khi được đưa vào sử dụng.

Vận chuyển quy định những điều kiện vận chuyển để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Bảo quản quy định các yêu cầu bảo quản để đảm bảo duy trì được chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phụ lục quy định có thể có hoặc không có. Phụ lục quy định là một phần nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn, trong đó có trình bày các yêu cầu cần áp dụng. Việc đưa nội dung tiêu chuẩn thành phụ lục quy định phải tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn. Trong trường hợp việc trình bày các nội dung quá dài thì có thể trình bày các nội dung này trong phụ lục.

5.2.4. Phần thông tin bổ sung

Phần thông tin bổ sung có thể bao gồm phụ lục tham khảo, thư mục tài liệu tham khảo, mục lục tra cứu.

Phụ lục tham khảo cung cấp các thông tin bổ sung nhằm mục đích thông hiểu hoặc sử dụng tiêu chuẩn tốt hơn. Phụ lục tham khảo có thể có hoặc không có. Phụ lục tham khảo không bao gồm các yêu cầu mà chỉ nêu các thông tin bổ sung và được đặt sau phần nội dung cơ bản của tiêu chuẩn.

Thư mục tài liệu tham khảo có thể có hoặc không có. Nếu có thì đặt sau phụ lục cuối cùng. Các tài liệu tham khảo phải cung cấp đầy đủ thông tin để xác định nguồn tài liệu.

Mục lục tra cứu có thể có hoặc không. Mục lục tra cứu tạo điều kiện cho người sử dụng tiêu chuẩn tra cứu các nội dung trong tiêu chuẩn thuận tiện và nhanh chóng.

5.3. Thể hiện nội dung một số loại tiêu chuẩn cơ sở

Việc thể hiện nội dung một số loại tiêu chuẩn cơ sở dưới đây chỉ là gợi ý và không hạn chế nội dung. Các cơ sở tùy từng đối tượng cụ thể có thể bổ sung các nội dung khác cho các tiêu chuẩn của mình. Sau đây sẽ đề cập đến nội dung một số loại tiêu chuẩn cơ sở cụ thể sau:

– Quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở……………….(xem 5.3.1)

– Quy chế kiểm soát chất lượng……………………(xem 5.3.2)

– Tiêu chuẩn quản lý khiếu nại…………………(xem 5.3.3)

– Tiêu chuẩn sản phẩm………………………………….(xem 5.3.4)

– Tiêu chuẩn nguyên vật liệu…………………….(xem 5.3.5)

– Tiêu chuẩn sản xuất………………………………….(xem 5.3.6)

– Tiêu chuẩn quản lý trang thiêt bị sản xuất………….(xem 5.3.7)

– Tiêu chuẩn quản lý trang thiêt bị sản xuất …………(xem 5.3.8)

– Tiêu chuẩn quản lý kho chứa………………………(xem 5.3.9)

5.3.1. Quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

– Quy định thủ tục thống nhất về xây dựng, soát xét và hủy bỏ các tiêu chuẩn cơ sở;

– Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở.

Tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

– Hiệu lực của tiêu chuẩn cơ sở;

– Hệ thống phân loại tiêu chuẩn cơ sở;

– Thủ tục xây dựng, soát xét và hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở;

– Đăng ký, phát hành, lưu trữ và sử dụng tiêu chuẩn cơ sở;

– Phổ biến và kiểm soát tiêu chuẩn cơ sở;

– Quy tắc trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở (yêu cầu về khuôn khổ và mẫu trình bày, thể hiện nội dung, hệ thống đánh số tiêu chuẩn cơ sở, …).

5.3.2. Quy chế kiểm soát chất lượng

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

– Quy định thống nhất về các hoạt động kiểm soát chất lượng ở cơ sở;

– Thúc đẩy hoạt động kiểm soát chất lượng trong phạm vi cơ sở một cách hệ thống và hiệu quả.

Tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

– Chính sách về kiểm soát chất lượng;

– Tổ chức hoạt động thúc đẩy kiểm soát chất lượng;

– Hệ thống đảm bảo chất lượng;

– Chức năng kiểm soát chất lượng của mỗi bộ phận;

– Phương pháp hợp tác giữa các bộ phận;

– Tuyên truyền về kiểm soát chất lượng;

– Phương pháp kiểm soát chất lượng;

– Phương pháp thúc đẩy kiểm soát chất lượng;

– Kiểm tra các hoạt động kiểm soát chất lượng.

5.3.3. Tiêu chuẩn quản lý khiếu nại

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

– Thông tin khiếu nại giúp kiểm tra lại số liệu, các đặc tính sản phẩm, hàng hóa trong thực tế để cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh;

– Phòng ngừa xảy ra các khiếu nại tiếp theo.

Tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

– Phương pháp thu thập thông tin về khiếu nại;

– Phương pháp xử lý khiếu nại ở cơ sở;

– Phương pháp đề xuất/thiết lập các biện pháp xử lý, giải quyết khiếu nại;

– Phương pháp thực hiện các biện pháp xử lý, giải quyết, khắc phục khiếu nại.

5.3.4. Tiêu chuẩn sản phẩm

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

– Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất do sản xuất loạt lớn kinh tế hơn;

– Nâng cao độ tin cậy về chất lượng thông qua sản xuất lặp đi lặp lại.

Tiêu chuẩn này có thể quy đinh các nội dung sau: Nhìn chung như các tiêu chuẩn quốc gia đã quy định, tuy nhiên đối với cấp cơ sở, tiêu chuẩn thường quy định cụ thể, chi tiết hơn và không đưa ra nhiều phương án lựa chọn.

Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn có thể gồm: quy cách, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản. Có thể có cả nội dung về thuật ngữ, ký hiệu, phân loại, ghi nhãn,…

Tiêu chuẩn quy cách có thể quy định: thông số và kích thước, hình dạng, mác vật liệu, kết cấu…

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tùy thuộc loại sản phẩm có thể quy định:

– Chỉ tiêu cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi vị,…);

– Nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các yêu cầu sản xuất sản phẩm;

– Tính chất cơ lý (độ bền, độ cứng, tính chịu nhiệt,…);

– Thành phần và mức độ tinh khiết của sản phẩm;

– Tính năng sử dụng (năng suất, độ chính xác…);

– Các yêu cầu về tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lượng (Suất tiêu hao,…);

– Các yêu cầu về kết cấu sản phẩm và các bộ phận cấu thành sản phẩm;

– Các yêu cầu về an toàn và tính thuận tiện trong sử dụng;

– Các yêu cầu vệ sinh;

– Các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

– Độ tin cậy, tuổi thọ, độ bền chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài;…

Phương pháp thử dùng để quy định thống nhất và đảm bảo chính xác các phép đo để kiểm tra các chỉ tiêu quy định trong yêu cầu kỹ thuật.

Ghi nhãn có thể quy định các nội dung sau:

– Nơi ghi nhãn (trực tiếp lên sản phẩm hoặc trên bảo bì);

– Cách ghi nhãn (đúc, khắc, đóng dấu, trên mảnh loại, nhựa, vải…).

– Nội dung ghi nhãn:

  • Thông tin về cơ sở sản xuất: Tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở nhập khẩu, địa chỉ, nhãn hiệu hàng hóa,…
  • Thông tin về sản phẩm:

– Tên ký hiệu, kiểu loại sản phẩm;

– Thông số, kích thước cơ bản;

– Chất lượng: cấp, hạng, dấu phù hợp…;

– Ký hiệu, số hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng;

– Mã số, mã vạch của sản phẩm;

– Khối lượng/dung tích;

– Số lô;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng.

Tiêu chuẩn bao gói có thể quy định các nội dung sau:

– Các yêu cầu chuẩn bị trước bao gói (ví dụ: phủ lớp dầu bảo vệ,…);

– Các yêu cầu bao gói trực tiếp;

– Bao bì:

+ Lưu ý ưu tiên sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường;

+ Dạng bao bì: bao, túi, hộp, chai,…;

+ Vật liệu: giấy, bìa, vải, các tông, …;

+ Vật liệu phụ: xốp, mút, dây buộc, đai sắt,…;

– Điều kiện bao gói: thời gian chậm nhất phải bao gói sản xuất,…;

– Cách bao gói: kín, hở,…;

– Trình tự sắp xếp sản phẩm bao gói;

– Khối lượng tịnh, tổng khối lượng (cả bao bì). Cần lưu ý điều kiện bốc dỡ mà quy định cho thích hợp.

Tiêu chuẩn vận chuyển có thể quy định các nội dung sau:

– Phương tiện vận chuyển: ô tô, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa…;

– Phương pháp định vị: cách chèn lót, cách sắp xếp sản phẩm trên phương tiện vận chuyển;

– Điều kiện bảo vệ khi vận chuyển: che kín, để trần, tránh mưa, nắng…

Tiêu chuẩn bảo quản có thể quy định các nội dung sau:

– Nơi bảo quản;

– Điều kiện bảo quản;

– Cách xếp đặt trong kho;

– Thời gian bảo quản.

5.3.5. Tiêu chuẩn nguyên vật liệu

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Thông thường chi phí cho vật liệu chiếm một phần lớn cơ cấu chi phí của sản phẩm, hàng hóa. Tiêu chuẩn nguyên vật liệu sẽ làm giảm chi phí về nguyên vật liệu do sử dụng nguyên vật liệu tiêu chuẩn và những bộ phận cấu thành tiêu chuẩn, đồng thời nâng cao hiệu quả trong kinh doanh (mua và thầu phụ).

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

– Đối với tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành: về cơ bản như tiêu chuẩn sản phẩm (xem 5.3.4)

– Đối với Quy chế cung ứng (mua) nguyên vật liệu:

  • Tên hàng hóa;
  • Chất lượng (viện dẫn từ các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành);
  • Các điều kiện chấp nhận [viện dẫn tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu, đề nghị về các dữ liệu chất lượng, như phiếu kết quả kiểm tra và thử nghiệm từ phía người cung cấp và việc chứng nhận phù hợp (nếu có)];
  • Các điều kiện bao gói (viện dẫn quy chế/quy tắc bao gói từ các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành, dấu hiệu/nhãn hiệu phân biệt các lô)…

– Đối với Quy chế quản lý thấu phụ:

  • Lựa chọn nhà thầu phụ;
  • Các thủ tục làm việc;
  • Điều kiện kỹ thuật hợp đồng, trao đổi thông tin về chất lượng với nhà thầu phụ;
  • Hướng dẫn các công việc khác có liên quan đến thầu phụ…

5.3.6. Tiêu chuẩn sản xuất

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Tiêu chuẩn sản xuất góp phần làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và bảo đảm an toàn, đồng thời góp phần tạo ra hệ thống làm việc mà tại đó mỗi người lao động tự giác chịu trách nhiệm cả về số lượng và chất lượng.

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

– Đối với Quy chế sản xuất:

  • Trình tự, thủ tục hoạt động sản xuất (kế hoạch sản xuất, hướng dẫn sản xuất, quản lý công nhân,…);
  • Biện pháp áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất;
  • Sắp xếp tổ chức các lô sản xuất;
  • Phương pháp thực hiện các hoạt động khắc phục trong quá trình sản xuất;…

– Đối với Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất:

  • Các biểu đồ kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất;

– Đối với Các tiêu chuẩn sản xuất:

  • Các nguyên vật liệu, các bộ phận cấu thành, các trang thiết bị được sử dụng (gồm cả đồ gá, dụng cụ, dụng cụ đo lường…);
  • Yêu cầu về mức chất lượng, thời gian và vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;
  • Hướng dẫn các nguyên công trong quá trình sản xuất (điều kiện sản xuất hoặc điều kiện gia công), các quy định cần thiết phải làm hoặc cấm đối với mỗi nguyên công;
  • Các điểm kiểm soát (các chỉ tiêu và đặc tính chất lượng cần kiểm soát và phương pháp kiểm soát chúng);
  • Các sai lệch có khả năng xảy ra và các phương pháp khắc phục;
  • Kiểm tra hàng ngày trang thiết bị sản xuất.

5.3.7. Tiêu chuẩn kiểm tra:

Mục đích và hiệu quả tiêu chuẩn này là:

Phòng ngừa chấp nhận hoặc chuyển giao cho các quy trình tiếp theo hoặc người sử dụng các sản phẩm không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật (chức năng nghiệm thu);

– Kiểm tra để phòng ngừa sản xuất ra các sản phẩm không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật (chức năng phòng ngừa);

– Cung cấp thông tin phản hồi về các kết quả kiểm tra cho các bộ phận liên quan (chức năng chứng nhận);

– Giảm sai sót trong kiểm tra.

Các tiêu chuẩn này quy định các nội dung sau:

– Đối với Quy chế kiểm tra:

  • Trình tự và thủ tục kiểm tra [yêu cầu kiểm tra, giao nộp sản phẩm kiểm tra, sổ tay kiểm tra, các lưu ý khi đánh giá, xử lý sản phẩm sau kiểm tra (kể cả xử lý các lô không phù hợp và từ chối),…];
  • Biện pháp áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kiểm tra;
  • Phương pháp lập hồ sơ và sử dụng trong thực tế các kết quả kiểm tra;
  • Phương pháp thực hiện các hoạt động khắc phục trong kiểm tra.

– Đối với Các tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu, tiêu chuẩn kiểm tra trong quá trình và các tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm:

  • Số lượng đơn vị phải kiểm tra;
  • Nội dung (chỉ tiêu) kiểm tra;
  • Trình tự kiểm tra;
  • Giai đoạn kiểm tra (đối với kiểm tra trong quá trình);
  • Bố trí sắp xếp lô kiểm tra;
  • Số lượng mẫu kiểm tra (100% hay kiểm tra chọn mẫu, trong trường hợp kiểm tra chọn mẫu thì: cỡ lô, cỡ mẫu, chuẩn cứ nghiệm thu lô, phương pháp lấy mẫu hoặc phương pháp chuẩn bị mẫu,…);
  • Dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm;
  • Phương pháp kiểm tra và thử nghiệm;
  • Xử lý số liệu;
  • Chuẩn cứ nghiệm thu về chất lượng;
  • Xử lý lô không phù hợp và từ chối;
  • Phương pháp biểu thị kết quả kiểm tra;
  • Thời hạn lưu giữ biên bản kiểm tra;
  • Phương pháp sử dụng hồ sơ kiểm tra;…

5.3.8. Tiêu chuẩn quản lý trang thiết bị sản xuất

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Cơ khí và tự động hóa sản xuất làm cho vấn đề quản lý trang thiết bị sản xuất càng trở lên quan trọng. Việc xây dựng các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này nhằm:

– Ngăn ngừa các hỏng hóc đối với trang thiết bị sản xuất và thiết bị kiểm tra, thử nghiệm, tránh phân tán về chất lượng, tăng hiệu quả, giảm giá thành;

– Tiến hành kiểm soát độ chính xác các thiết bị kiểm tra, thử nghiệm nhằm ngăn ngừa các sai số đo.

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

– Đối với Quy chế quản lý trang thiết bị sản xuất:

  • Trình tự và thủ tục hoạt động phòng ngừa (kế hoạch kiểm tra định kỳ, thủ tục kiểm tra định kỳ, lập kế hoạch kiểm tra, thủ tục sửa chữa, thủ tục kiểm tra nghiệm thu,…);
  • Lựa chọn các trang thiết bị là đối tượng phòng ngừa;
  • Mẫu sổ thống kê trang thiết bị;
  • Biên bản kiểm tra định kỳ;
  • Sử dụng biên bản kiểm tra định kỳ;…

– Đối với Tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ trang thiết bị sản xuất:

  • Nơi kiểm tra;
  • Nội dung kiểm tra;
  • Thời hạn kiểm tra (chu kỳ);
  • Phương pháp kiểm tra;
  • Dụng cụ đo;
  • Chuẩn cứ kiểm tra;
  • Hoạt động sau kiểm tra (thay thế các bộ phận, sửa chữa hiệu chỉnh,…).

– Đối với Quy chế quản lý thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm:

  • Trình tự thủ tục kiểm soát độ chính xác (kế hoạch kiểm tra định kỳ, thủ tục kiểm tra định kỳ, ghi kết quả kiểm tra, thủ tục sửa chữa, thủ tục kiểm tra nghiệm thu,…).

– Đối với Tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm:

  • Nơi kiểm tra;
  • Nội dung kiểm tra;
  • Thời hạn kiểm tra (chu kỳ);
  • Phương pháp kiểm tra (phương pháp hiệu chuẩn);
  • Dụng cụ đo (kể cả chuẩn và mẫu chuẩn);
  • Chuẩn cứ kiểm tra;
  • Hoạt động sau kiểm tra (phương pháp khắc phục, phương pháp hiệu chỉnh, thời hạn hiệu lực sử dụng,…).

5.3.9. Tiêu chuẩn quản lý kho chứa

Mục đích và hiệu quả tiêu chuẩn này là:

– Giảm giá thành dự trữ (lưu kho);

– Phòng ngừa suy giảm chất lượng.

Tiêu chuẩn (quy chế) này có thể quy định các nội dung sau:

– Trình tự và thủ tục hoạt động kiểm soát kho chứa (xếp kho, cấp phát/giao hàng, kiểm soát dự trữ, chỉ dẫn,…);

– Mức tổng dự trữ;

– Phương pháp lưu giữ;

– Hoạt động khắc phục khi xảy ra sai lệch;…

Đề nghị xem xét để nếu có thể nên bổ sung thêm mục này (thông tin về ví dụ cụ thể có thể từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình 712)

5.3. Ví dụ về trình bầy một số loại tiêu chuẩn cơ sở trong doanh nghiệp

(những TCCS điển hình nhất trong doanh nghiệp ví dụ TCCS về YCKT, vận chuyển, bảo quản…)

 

Chương 6

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

 

6.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.1.1. Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa của cơ sở và cụ thể là vị trí của bộ phận tiêu chuẩn hóa trong cơ cấu tổ chức của cơ sở. Ở các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn có thể dành sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa, song ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự quan tâm và đầu tư cho hoạt động tiêu chuẩn hóa còn rất hạn chế, nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ. Trước đây ở Việt Nam có quy định các xí nghiệp phải có bộ phận chuyên trách tiêu chuẩn hóa. Song hiện nay quy định này không còn tồn tại, việc có hay không bộ phận chuyên trách tiêu chuẩn hóa do cơ sở tự quyết định. Mặc dù vậy, hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp cơ sở vẫn tồn tại và ngày một quan trọng hơn, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề và quy mô hoạt động. Việc có bố trí một bộ phận hay cán bộ chuyên trách hay không, không có nghĩa là những nhiệm vụ liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không cần thực hiện.

Có thể có một số phương án tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa ở cơ sở nhằm đạt được hiệu quả hoạt động mong muốn. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình, chương trình tiêu chuẩn hóa và các điều kiện đặc thù của từng cơ sở, bộ phận tiêu chuẩn hóa có thể được bố trí như sau:

1) Bộ phận tiêu chuẩn hóa là một bộ phận độc lập (phòng, ban…) trực thuộc lãnh đạo cao nhất về kỹ thuật có vị trí không được thấp hơn các bộ phận khác (như phòng thiết kế, phòng quản lý chất lượng, phòng cung ứng,…) của cơ sở;

2) Bộ phận tiêu chuẩn hóa là một bộ phận của một phòng, ban nào đó (như phòng thiết kế, phòng quản lý chất lượng,…) của cơ sở.

3) Bộ phận tiêu chuẩn hoá đặt trực thuộc lãnh đạo cao nhất, nhưng còn có cả bộ phận tiêu chuẩn hoá đặt tại phòng, bộ phận nào đó, ví dụ trong phòng/ bộ phận thiết kế, phòng/ bộ phận quản lý chất lượng,…

Phương án 1 và 2 là phương án tập trung, tức là chỉ có một bộ phận tiêu chuẩn hóa duy nhất trong một cơ sở. Tuy nhiên, đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn có thể sử dụng phương án phi tập trung (phân tán) tức là cùng đồng thời tồn tại cả bộ phận tiêu chuẩn hóa trực thuộc ban lãnh đạo và bộ phận tiêu chuẩn hóa đặt tại phòng, bộ phận nào đó, ví dụ như phòng thiết kế, phòng quản lý chất lượng,…

Phương án 1 là phương án đặt bộ phận tiêu chuẩn hoá trực thuộc ban lãnh đạo cơ sở . Phương án này có nhiều ưu điểm. Thứ nhất là có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được lãnh đạo cao nhất cũng như các bộ phận, phòng ban khác ở cơ sở. Thứ hai là uy tín và thẩm quyền trong trường hợp này chắc chắn cao hơn, do vậy hoạt động tiêu chuẩn hoá sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn.

Phương án 2 là phương án đặt bộ phận tiêu chuẩn hoá trong một phòng, bộ phận nào đó. Đây là phương án có thể áp dụng khi không áp dụng phương án 1. Cơ sở cần chọn bộ phận nào đó có khả năng hỗ trợ và thực hiện tốt hoạt động tiêu chuẩn hoá cho cơ sở. Thông thường, trong lĩnh vực chế tạo máy, người ta hay đặt bộ phận tiêu chuẩn hoá trong phòng/bộ phận thiết kế/ kỹ thuật, bởi bộ phận thiết kế có liên quan và thực hiện nhiều nhất những nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá của cơ sở. Cũng có thể đặt ở những bộ phận khác, như phòng/bộ phận quản lý chất lượng.

Phương án 3 là phương án phi tập trung, ngoài bộ phận tiêu chuẩn hoá đặt trực thuộc lãnh đạo cao nhất, còn có bộ phận tiêu chuẩn hoá đặt tại phòng, bộ phận nào đó, ví dụ trong phòng/bộ phận thiết kế, phòng/ bộ phận quản lý chất lượng. Thực chất đây là phương án có đầy đủ ưu điểm của cả hai phương án đã nêu ở trên. Song phương án này lại có khả năng làm tăng biên chế, tăng các khâu trách nhiệm, vì vậy nó thường chỉ được sử dụng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn, khi sử dụng các phương án trên kém hiệu quả.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, có thể áp dụng thành công phương án 1 hoặc 2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là các cơ sở nhỏ, siêu nhỏ, khi không có bộ phận tiêu chuẩn hóa độc lập, có thể cử cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn hóa của cơ sở.

6.1.2. Nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở

Xuất phát từ nội dung hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở đã nêu ở phần trên, nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:

– Tổ chức soạn thảo tiêu chuẩn;

– Đưa ra các thông tin về tiêu chuẩn;

– Giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn.

Không phụ thuộc vào quy mô và vị trí tổ chức, bộ phận tiêu chuẩn hóa ở cơ sở có thể có những chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:

1) Xây dựng và/ hoặc tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn và các hướng dẫn nội bộ

Ở đây cần lưu ý phải tăng cường hài hòa với những tiêu chuẩn bên ngoài có sẵn, nhằm mục đích giảm chi phí, rút ngắn thời gian thiết kế và sản xuất, và nâng cao chất lượng, cải thiện dịch vụ bảo dưỡng và làm tăng tính có sẵn các bộ phận dự trữ thay thế.

Để xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn nội bộ, bộ phận tiêu chuẩn hóa cần huy động các nguồn lực kỹ thuật ở cơ sở tham gia. Để thực hiện nhiệm vụ này, cơ sở có thể thành lập các ban kỹ thuật/ tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn hoặc ban soạn thảo tiêu chuẩn để đảm nhiệm các nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Các ban, tiểu ban kỹ thuật/ ban soạn thảo này cần nhỏ gọn, nhưng phải đảm bảo đại diện đủ các thành phần liên quan và làm việc có hiệu quả.

2) Đầu mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài trong việc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn bên ngoài, bảo đảm quan điểm và quyền lợi của cơ sở được bảo vệ trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn đó.

Điều đó có nghĩa bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở cần thường xuyên theo dõi các ấn phẩm thông tin về quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế, cũng như các tiêu chuẩn khác và cần tận dụng mọi cơ hội và khả năng để xem xét, nghiên cứu, góp ý các dự thảo tiêu chuẩn có liên quan. Khi có thể cơ sở phải cố gắng cử đại diện tham gia làm thành viên các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia và nếu được, về lâu dài, cả các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Thông qua bộ phận tiêu chuẩn hóa, cơ sở cần tạo lập mối quan hệ làm việc gần gũi với tổ chức tiêu chuẩn quốc gia và các tổ chức tiêu chuẩn khác.

3) Thúc đẩy và giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn ở cơ sở

Bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở cần thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn bằng cách:

  1. a) Trình lãnh đạo phương án áp dụng tiêu chuẩn, trong đó cần làm rõ những chi phí liên quan và lợi nhuận (bằng tiền) đem lại do áp dụng tiêu chuẩn, và
  2. b) Thông tin về việc công bố những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới, những thay thế, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, các hoạt động của các ban kỹ thuật tiêu chuẩn và sự tham gia của các cán bộ của cơ sở trong hoạt động tiêu chuẩn cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế. Đồng thời phát hiện những sai lệch không bình thường và từ đó xác định nhu cầu soát xét tiêu chuẩn đã lạc hậu có thể do có sự thay đổi công nghệ và/ hoặc thị hiếu người tiêu dùng.

4) Cập nhật và cung cấp thông tin tiêu chuẩn làm cho sản phẩm /dịch vụ luôn cập nhật với những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định và luật lệ mới nhất.

Bộ phận tiêu chuẩn hóa phải giữ cho sản phẩm, dịch vụ của cơ sở luôn phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật, các quy định và các luật lệ liên quan, cũng như đảm bảo tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế có liên quan. Điều này đòi hỏi các cán bộ tiêu chuẩn hóa cần theo dõi, có mối liên hệ với cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, đầu mối hoạt động tiêu chuẩn ở các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan. Hiện nay, các thông tin về hoạt động tiêu chuẩn hóa được đăng tải rộng rãi trên các trang thông tin điện tử và các ấn phẩm thông tin khác của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

5) Quản lý hệ thống đánh số, phân loại và mã hóa

Bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở phải tổ chức thiết lập một hệ thống đánh số, phân loại và mã hóa hợp lý cho các đối tượng cần quản lý của cơ sở. Một hệ thống đánh số, phân loại và mã hóa tốt sẽ giúp cơ sở dễ dàng quản lý.

6) Quản lý hệ thống tài liệu, kiểm tra bản vẽ, bản kê các bộ phận, chi tiết

Bảo đảm toàn bộ tài liệu chính thức của cơ sở được soạn thảo một cách thống nhất.

Các nội dung kiểm tra bản vẽ là:

– Kích thước;

– Kỹ thuật sản xuất;

– Tiêu chuẩn hóa.

Trong đó kiểm tra nội dung tiêu chuẩn hóa là việc kiểm tra:

– Tính đồng bộ và hoàn chỉnh của bộ bản vẽ và bản kê bộ phận, chi tiết;

– Việc sử dụng lặp lại những bộ phận, chi tiết đã thiết kế sẵn;

– Việc sử dụng các bán thành phẩm phi tiêu chuẩn;

– Việc sử dụng bộ phận, chi tiết mua ngoài;

– Việc ghi mã số;

– Ghi nhãn, viết tắt;

– Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bản vẽ; …

7) Thiết lập và duy trì quan hệ giữa các nhóm chức năng khác nhau ở cơ sở để tăng cường khả năng hợp tác trao đổi thông tin với nhau.

Bộ phận tiêu chuẩn hóa cơ sở là đầu mối tổ chức các nhóm xây dựng tiêu chuẩn để các bộ phận (phòng, ban) khác nhau ở cơ sở hợp tác với nhau có hiệu quả hơn. Để duy trì mối quan hệ này, cán bộ bộ phận tiêu chuẩn hóa phải có khả năng làm việc tốt và có thái độ vô tư khách quan sao cho các quan điểm của tất cả các bên có liên quan luôn được chú ý.

6.1.3. Yêu cầu đối với cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở

Tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở có thể là các nhân viên từ các bộ phận (phòng, ban) khác nhau. Họ có thể là những kỹ sư, kế toán hay nhà khoa học… Sau đây gọi chung là cán bộ tiêu chuẩn hóa (Standards officer).

Cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở phải có trình độ và kỹ năng sau đây:

  1. a) Có hiểu biết về:

– Các hoạt động chung của cơ sở, các sản phẩm và thị trường của cơ sở;

– Các hoạt động của tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, cũng như hoạt động các tổ chức khác soạn thảo các tiêu chuẩn có liên quan;

  1. b) Làm chủ trong giao tiếp cả viết và nói;
  2. c) Có khả năng quan hệ xã hội tốt, có năng khiếu giao thiệp, hòa đồng với mọi người.

Những yêu cầu về trình độ và kỹ năng này là cần thiết để đảm bảo cán bộ tiêu chuẩn hóa có được kiến thức và khà năng hoàn thành nhiệm vụ, cũng như có khả năng soạn thảo nội dung các quy định kỹ thuật và trở thành thành viên thư ký hoặc trưởng ban ban, tiểu ban kỹ thuật/ ban soạn thảo tiêu chuẩn có năng lực. Khả năng giao tiếp xã hội yêu cầu cán bộ tiêu chuẩn hóa phải có những tư chất: thuyết phục, biết lắng nghe và nói đúng lúc.

Cán bộ tiêu chuẩn hóa phải có kiến thức và kinh nghiệm đủ để hiểu được, nhận thức được tất cả nội dung, khía cạnh, chức năng hoạt động của cơ sở.

Cán bộ tiêu chuẩn hóa phải vững vàng, kiên trì, nhún nhường khi mắc sai lầm và phải kiên quyết trong trường hợp ngược lại. Họ phải làm việc với phương châm: “thuyết phục hay bị thuyết phục”.

6.1.4. Thẩm quyền của cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở

Cán bộ tiêu chuẩn hóa trước hết phải cung cấp các khuyến cáo của mình khi cần thiết. Để các khuyến cáo được chấp nhận, điều quan trọng là cán bộ tiêu chuẩn hóa phải có những hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực hoạt động của họ, họ phải là những người có khả năng ngoại giao tốt và có sức thuyết phục trong giao tiếp với mọi người. Với trình độ như vậy, cán bộ tiêu chuẩn hóa sẽ có khả năng làm việc với các cộng sự của mình, bằng cách đó các thẩm quyền sẽ đạt được và các lời khuyến cáo sẽ được chấp nhận.

Trong bất cứ trường hợp nào, cán bộ tiêu chuẩn hóa về cơ bản phải được giao thẩm quyền đối với một số hoạt động ở cơ sở. Điều đó có thể là:

  1. a) Thẩm quyền bắt buộc các bộ phận (phòng, ban) phải hỏi ý kiến trước khi thực hiện với một số công việc nào đó, hoặc
  2. b) Thẩm quyền bắt buộc các bộ phận (phòng, ban) phải yêu cầu các cán bộ tiêu chuẩn hóa khuyến cáo trước khi làm một số công việc nào đó.

Trong trường hợp sau, lời khuyến cáo của cán bộ tiêu chuẩn hóa sẽ là bắt buộc. Lãnh đạo cơ sở có trách nhiệm xác định dạng và phạm vi thẩm quyền (quyền hạn) cho cán bộ tiêu chuẩn hóa . Ví dụ trường hợp một bộ phận (phòng, ban) cần hỏi ý kiến bộ phận tiêu chuẩn hóa là khi nguồn cung cấp vật liệu thay đổi. Bộ phận tiêu chuẩn hóa sẽ được hỏi về chất lượng vật liệu mới và ảnh hưởng có thể xẩy ra đối với chất lượng sản phẩm cuối cùng của cơ sở.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.2.1. Tổng quan

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cơ bản sau:

– Sự ủng hộ của lãnh đạo;

– Quan điểm lựa chọn;

– Chủ động tiến hành hoạt động tiêu chuẩn hóa (tránh bị động);

– Sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài có sẵn;

– Tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn.

6.2.2. Sự ủng hộ của lãnh đạo

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở cũng như các hoạt động khác không thể thành công nếu thiếu sự ủng hộ thích đáng và thường xuyên của lãnh đạo. Sự ủng hộ đó không phải là những lời nói suông, mà phải thể hiện bằng những hành động và việc làm cụ thể của lãnh đạo. Lãnh đạo phải coi hoạt động tiêu chuẩn hóa không phải là hoạt động nằm ngoài sản xuất, kinh doanh, mà là hoạt động phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, mang lại cho sản xuất, kinh doanh hiệu quả thực sự, mà mọi người ở cơ sở phải có trách nhiệm tham gia. Tiêu chuẩn phải là kết quả của chính sách và các hoạt động khác nhau của cơ sở. Xuất phát từ nhận thức đó, lãnh đạo phải thực sự giao cho bộ phận tiêu chuẩn hóa vị trí và thẩm quyền cũng như các điều kiện cần thiết để bộ phận tiêu chuẩn hóa hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Vị trí bộ phận tiêu chuẩn hoá càng gần lãnh đạo cao nhất càng tốt. Và thực tế, cơ sở nào có bộ phận tiêu chuẩn hoá trực thuộc ban lãnh đạo thì hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn hoá tại cơ sở đó sẽ cao hơn. Tương tự như vậy, nếu lãnh đạo trao cho bộ phận tiêu chuẩn hóa thẩm quyền được thể hiện rõ ràng trong các quy định của cơ sở, thì hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở sẽ được tiến hành thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.

Thực tế đây cũng là một vấn đề phức tạp. Vì tác dụng của tiêu chuẩn hóa trong nhiều trường hợp khó thấy hoặc nhiều khi khó tính được lợi ích cụ thể bằng tiền, trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở lại phải đương đầu với bao công việc thường nhật, sống còn, cấp bách hơn, nên không phải lãnh đạo nào cũng quan tâm đầy đủ hoặc nếu có quan tâm thì không phải lúc nào cũng chú ý. Vì vậy bộ phận tiêu chuẩn hóa phải là người trực tiếp phân tích, thuyết phục để lãnh đạo ủng hộ. Biện pháp thuyết phục tốt nhất là bộ phận tiêu chuẩn hóa chỉ rõ lợi nhuận/ giá trị gia tăng bằng tiền cũng như các lợi ích khác do hoạt động tiêu chuẩn hóa đem lại cho cơ sở.

6.2.3. Quan điểm lựa chọn

Bên cạnh sự ủng hộ đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa, lãnh đạo cơ sở cần thể hiện rõ quan điểm của cơ sở đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa. Quan điểm đó thể hiện qua chính sách, mục đích lựa chọn của cơ sở. Khi tiến hành hoạt động tiêu chuẩn chuẩn hóa, cơ sở có lựa chọn những mục đích nào sau đây:

– Phục vụ những mục đích thực tiễn và phù hợp với những mục tiêu của cơ sở;

– Loại trừ sự cần thiết phải đưa ra các quyết định/giải pháp lặp lại;

– Làm yếu tố tạo nên sự thống nhất giữa các đơn vị ở cơ sở;

– Luôn luôn động và phản ánh sự tiến bộ đã được hoạch định;

– Phản ánh các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và nước ngoài tiên tiến;

– Được các cá nhân hoặc nhóm người có trình độ biên soạn;

– Là kết quả của sự đồng thuận nhất trí chung;

– Là kết quả của sự tiến bộ, cải tiến liên tục;

– Được lãnh đạo cơ sở công bố bắt buộc áp dụng;

– Bảo đảm trao đổi thông tin có hiệu quả;

– Giảm chi phí và tăng lợi nhuận;…

6.2.4. Chủ động tiến hành hoạt động tiêu chuẩn hóa (tránh bị động)

Tiêu chuẩn hóa bị động dựa vào nhận thức một vấn đề có từ trước (đang tồn tại) và tìm cách giải quyết. Nhưng nhìn chung giải pháp cho vấn đề đã tồn tại không đơn giản và thường không được tất cả chấp nhận và đem lại hiệu quả không cao do phải giải quyết nhiều tình huống trái ngược nhau. Vì vậy tiêu chuẩn hóa bị động tốn kém hơn, lâu hơn.

Tiêu chuẩn hóa chủ động dựa vào việc can thiệp vào vấn đề trước khi nó xảy ra. Tức là khi có dự kiến một vấn đề nào đó cần phải tiến hành nghiên cứu và tìm ra giải pháp trước. Tiêu chuẩn hóa chủ động đòi hỏi những người có trách nhiệm phải được thông tin kịp thời về những quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự kiến trong tương lai của cơ sở. Những thông tin này phải được phân tích nhằm mục đích xác định những vấn đề có thể xảy ra và nhu cầu về tiêu chuẩn. Tiếp đó nghiên cứu soạn thảo và công bố những tiêu chuẩn cần thiết. Điều đó làm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở.

6.2.5. Sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài có sẵn

Biện pháp thông minh hơn cả là sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến tương ứng có sẵn. Khi đó cơ sở chỉ cần nghiên cứu áp dụng, đối với tiêu chuẩn nếu không áp dụng được trực tiếp thì cần có những điều chỉnh thích hợp để chúng trở thành tiêu chuẩn cơ sở.

Việc sử dụng tiêu chuẩn sẵn có vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vừa giúp sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong nước và quốc tế.

6.2.6. Tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn

Tại các nước đang phát triển, hoạt động tiêu chuẩn hóa chưa được nhiều người thông hiểu và nhận thức đúng đắn. Vì vậy muốn hoạt động tiêu chuẩn hóa thành công phải có các biện pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đối với những người có trách nhiệm, mà còn đối với tất cả mọi người ở cơ sở.

Cơ sở cần đưa ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở. Đây là một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở thành công.

6.3. Các biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.3.1. Tổng quan

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở phải được đẩy mạnh trong phạm vi toàn cơ sở, cũng như trong từng tổ chức (phòng, ban, phân xưởng…) ở cơ sở. Cả hai hướng này phài hài hòa và nằm trong một hệ thống thống nhất. Sau đây giới thiệu một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở:

– Công bố hoạt động tiêu chuẩn hóa như là chính sách hàng đầu của cơ sở;

– Giáo dục và đào tạo;

– Xây dựng chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở;

– Thực hiện chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở;

– Xây dựng quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở, trong đó thiết lập một thủ tục thống nhất và hợp lý xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, cũng như quy định các vấn đề có liên quan;

– Tham gia tích cực vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài;

– Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở.

6.3.2. Công bố hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở như là chính sách hàng đầu của cơ sở

Lãnh đạo cơ sở phải công bố coi hoạt động tiêu chuẩn hóa tại cơ sở như là một trong những chính sách hàng đầu để đạt được mục tiêu quản lý sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo cơ sở phải là người ủng hộ mạnh mẽ và tích cực hoạt động tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng ở cơ sở. Đó chính là động lực lôi cuốn mọi người tham gia tích cực vào hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở.

6.3.3. Giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo về tiêu chuẩn hóa ở cơ sở phải được tiến hành thường xuyên và có thể theo các hướng sau:

– Giới thiệu hoạt động tiêu chuẩn hóa nói chung;

– Phổ biến các tiêu chuẩn cơ sở và các tiêu chuẩn bên ngoài có liên quan;

– Tiếp cận thực tiễn hoạt động tiêu chuẩn hóa.

6.3.4. Xây dựng chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

Chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động hóa trong phạm vi toàn cơ sở phải được xây dựng và có thể như là một phần cấu thành của chương trình quản lý/ kiểm soát chất lượng của cơ sở. Chương trình (kế hoạch) này thường là hàng năm, song cũng có thể cho 2-3 năm và luôn được xem xét, cập nhật.

6.3.5. Thực hiện chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở

Để thực hiện thành công chương trình (kế hoạch) phải giải quyết các vấn đề sau:

– Hoàn thành đúng tiến độ xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở như đã định;

– Phổ biến các tiêu chuẩn đã công bố;

– Bảo đảm duy trì và cập nhật các tiêu chuẩn cơ sở nhằm ngăn ngừa các tiêu chuẩn đó lạc hậu.

6.3.6. Xây dựng quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở, trong đó thiết lập một thủ tục thống nhất và hợp lý xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, cũng như quy định các vấn đề có liên quan.

Một trong các công việc đầu tiên phải làm là xây dựng quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở, trong đó phải xác định rõ ràng một thủ tục thống nhất và hợp lý xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, cũng như quy định các vấn đề có liên quan.

Quá trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở phải bao gồm không chỉ là việc xây dựng (kể cả rà soát, thay thế, sửa đổi, hủy bỏ) các tiêu chuẩn cơ sở mà cả việc áp dụng các tiêu chuẩn cơ sở.

6.3.7. Tham gia tích cực vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chính là đối tượng sẽ áp dụng trực tiếp các quy định của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực liên quan. Do vậy, để các tiêu chuẩn đó không trở thành rào cản đối với sản phẩm, hàng hóa của mình, cơ sở cần tham gia tích cực hơn vào hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia và cả cấp khu vực, quốc tế. Cơ sở cần tích cực tham gia xây dựng dự thảo, góp ý dự thảo tiêu chuẩn và chủ động đề xuất kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để đáp ứng yêu cầu thực tế của cơ sở. Cơ sở có thể tham gia các nội dung và với các hình thức khác như đã nêu ở trên. Cơ sở cũng cần lưu ý tham gia vào quá trình xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

6.3.8. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn hóa ở cơ sở

Để triển khai bất kỳ hoạt động nào thì nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt, công tác tiêu chuẩn hóa cũng cần một lực lượng cán bộ tiêu chuẩn hóa có năng lực, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt khi đòi hỏi các cơ sở tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia và cao hơn nữa là cấp quốc tế. Vì vậy, cơ sở cần phải tiến hành đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn hóa, cũng như đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn hóa ở những cấp độ khác nhau cho các cán bộ, nhân viên của cơ sở.

Đề nghị xem xét để nếu có thể nên bổ sung thêm mục này (lấy thông tin về ví dụ cụ thể từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình 712)

6.4. ví dụ về hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở trong doanh nghiệp

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, 2006
  2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, 2007
  3. Sản phẩm của nhiệm vụ mã số: 02/2013-DA1 “Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở năm 2013” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phảm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
  4. TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2) Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan – Thuật ngữ chung và định nghĩa
  5. Tiêu chuẩn, Đo lường, Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định WTO/TBT. Sổ tay tham khảo. STAMEQ, USAID, 2008
  6. Tiêu chuẩn hóa công ty, Ts.Vũ Văn Diện, 1998
  7. Economic benefits of standards, ISO, 2012
  8. Best Practice in Company Standardisation, Florens J.C. Slob and Henk J. de Vries, 2002
  9. International standards and “private standards”, ISO, 2010
  10. Standardisation in Companies and Markets, Prof. Dr. Ing. W. Hesser and W. Siedersleben, M.Sc., M.A, Hamburg, February 2007
  11. Role of standards – A guide for small and medium-sized enterprises, UNIDO, 2006
  12. How to write standards, ISO, 2013
  13. Guidance for writing standards taking into account micro, small and medium-sized enterprises’ needs, ISO, 2013