Chương trình 1322: Nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia là nền tảng cải thiện năng suất dài hạn

Với Chương trình 1322 hiện nay, ngoài vấn đề doanh nghiệp thì việc nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên gia năng suất là nền tảng cho cải thiện năng suất dài hạn. Chương trình cũng đặt ra mục tiêu xây dựng các nội dung đào tạo cho các khu vực trường Đại học, Viện nghiên cứu… để tạo nền tảng lâu dài, bền vững cho vấn đề năng suất của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách để năng cao năng suất nền kinh tế. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 1322) nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý…

Cơ quan quản lý Chương trình

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, điều hành hoạt động của Chương trình, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực Chương trình, cụ thể:

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp
Xây dựng các mô hình điểm về năng suất chất lượng
Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất chất lượng
Các hoạt động đào tạo, tuyên truyền, thi đua khen thưởng, hợp tác quốc tế,….

Ban chủ nhiệm

TS. Ngô Quý Việt
Hội thử nghiệm không phá hủy
PGS.TS Doãn Kế Bôn
Trường Đại học Thương mại
PGS.TS Phạm Hồng
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội
CN. Trần Đức Thắng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
ThS. Hoàng Văn Anh
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
KS. Ngô Mạnh Hà
Công ty Cổ phần TechX
CN. Nguyễn Kim Thanh
Chuyên gia độc lập