Điểm nhấn hiệu quả từ Chương trình Năng suất Chất lượng
Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Chương trình 712) sau 10 năm triển khai đã tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng xã hội và doanh nghiệp.
Hiện nay, Chương trình 712 đã triển khai được 10 năm ở các Bộ ngành, địa phương với nhiều kết quả nổi bật, nhiều cá nhân, doanh nghiệp điển hình đã được hỗ trợ từ chương trình và năng suất chất lượng đã tăng lên rõ rệt. Có nhiều doanh nghiệp báo cáo sau khi được hỗ trợ tư vấn và áp dụng các hệ thống, công cụ cải tiến năng suất thì năng suất của doanh nghiệp đã tăng lên 30-40% so với trước khi áp dụng.
Theo đánh giá của Ban điều hành Chương trình, hiệu quả lớn nhất của chương trình mang lại cho cộng đồng xã hội và doanh nghiệp thể hiện ở những điểm nổ bật sau:
Việc xây dựng và triển khai đồng loạt 02 dự án “nền”, 06 dự án năng suất chất lượng ngành và 57 dự án năng suất chất lượng địa phương đã hình thành, thúc đẩy được phong trào năng suất chất lượng trong phạm vi cả nước; huy động được nguồn lực tập trung cho mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong, ngoài nước.
Hình thành Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với khoảng 12.000 TCVN đạt tỉ lệ 56% hài hoà tiêu chuẩn quốc tế bao trùm hầu hết các lĩnh vực là cơ sở để triển khai các hoạt động quản lý chất lượng phục vụ sản xuất kinh doanh và thương mại.
Ngoài việc tập trung xây dựng TCVN phục vụ đối tượng sản phẩm hàng hóa trọng điểm, Bộ KH&CN đã chủ động, phối hợp với các Bộ ngành triển khai xây dựng TCVN cho các nhóm đối tượng chiến lược như: Đô thị thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc, năng lượng tái tạo, an ninh thông tin, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, xử lý chất thải, an toàn thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo…
Hệ thống quy chuẩn quốc gia với khoảng 800 QCVN do 14 Bộ quản lý chuyên ngành ban hành trở thành công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, hỗ trợ quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.
Đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng, nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp, ngành kinh tế và nền kinh tế. Chương trình đã xây dựng được khoảng 30 chương trình với hơn 40 bộ tài liệu đào tạo các kiến thức cơ bản về NSCL; các kiến thức chuyên sâu về các hệ thống, công cụ cải tiến; tổ chức hơn 200 khóa đào tạo tập trung, đào tạo qua mạng cho khoảng trên 15.000 học viên và đã đào tạo được hơn 2000 lượt chuyên gia trong lĩnh vực năng suất chất lượng.
Việc triển khai đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất chất lượng cho sinh viên 16 trường Đại học, cao đẳng nghề tại Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
Việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình Giải thưởng chất lượng Quốc gia đã giúp cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
Các doanh nghiệp đánh giá cao lợi ích thiết thực khi tham gia Chương trình, sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả lâu dài từ Chương trình. Bên cạnh lợi ích kinh tế có thể đo đếm được thông qua việc giảm thiểu các lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cải thiện đáng kể hình ảnh của doanh nghiệp.
Một số ví dụ điển hình doanh nghiệp triển khai tốt công cụ năng suất chất lượng nhờ sự hỗ trợ của Chương trình có thể kể đến như: Công ty Nhựa Tiền phong, Tổng công ty Đức Giang; Tổng công ty Hóa chất; Tổng công ty VIGRACERA, Tổng Công ty khoáng sản, Trường Hải Thaco, Đường Quảng Ngãi, Công ty Rạng Đông, Công ty SACOM, Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), Công ty Traphaco; Công ty Dược phẩm Lâm Đồng; Công ty Nam Dược; Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng HD Bank, Ngân hành phát triển TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Việt Pháp, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện quận Thủ Đức,…
Các điển hình tiên tiến này đã và đang được phổ biến, chia sẻ đến đông đảo các đối tượng doanh nghiệp để học tập, nhân rộng.
Thực tế việc triển khai Chương trình 712 tại Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các dự án cải tiến năng suất chất lượng đều ghi nhận hiệu quả rất lớn, việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đã giúp cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượngsản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh.Bên cạnh lợi ích kinh tế có thể đo đếm được thông qua việc giảm thiểu các lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng,… việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng SPHH, dịch của doanh nghiệp, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cải thiện đáng kể hình của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tính từ năm 2016 – 2018, tăng TFP đóng góp khoảng 39% vào tăng trưởng, đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, NSLĐ, sức cạnh tranh của nền kinh tế với mục tiêu “Năng suất các nhân tổ tổng hợp TFP đóng góp bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 30 – 35%. |