HỘI THẢO VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NĂM 2024, ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN NĂM 2026
Ngày 14/1, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia tổ chức buổi làm việc với Ban chủ nhiệm Chương trình năng suất chất lượng về đánh giá kết quả thực hiện năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025 và định hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ đề xuất thực hiện năm 2026 của Chương trình quốc gia Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.
Tham dự chương trình có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ông Trần Hậu Ngọc – Phó Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ông Ngô Quý Việt – Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình, cùng thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình, các cán bộ quản lý chương trình.
Chủ trì tại cuộc họp ông Hà Minh Hiệp – Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
Báo cáo tóm tắt kết quả thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2024, cụ thể: đã trình Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BKHCN ngày 8/10/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2022/TT-BKHCN nhằm đảm bảo chuyển đổi vai trò, nhiệm vụ từ Tổng cục TCĐLCL sang Ủy ban TCĐLCL Quốc gia.
Tham gia một số hội nghị, hội thảo và các buổi làm việc trực tiếp tại 12 địa phương về triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình (Bình Thuận, Đồng Tháp, Sóc Trăng,…); đã hướng dẫn và trả lời kiến nghị của một số địa phương về thực hiện Chương trình (Công văn số 4563/BKHCN-TĐC ngày 19/11/2024 trả lời UBND tỉnh Khánh Hòa, Công văn số 572/TĐC-KHTC ngày 23/8/2024 trả lời kiến nghị của thành phố Hồ Chí Minh,…).
Tổ chức thành công Hội thảo khoa học về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp tại Đà Nẵng với chủ đề kiểm kê khí nhà kính, dấu vết carbon và chia sẻ điển hình nâng cao NSCL của DN với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Bước đầu đã duy trì hoạt động có hiệu quả của Ban Chủ nhiệm Chương trình thông qua các công việc chính gồm: thảo luận và thống nhất định hướng trọng tâm triển khai Chương trình trong khuôn khổ nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia năm 2025; thực hiện rà soát và lựa chọn đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia năm 2025 phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; tham gia 29 Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ; tham gia hoạt động kiểm tra định kỳ hằng năm; phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên môn NSCL;…
Đối với 29 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thực hiện từ năm 2022, đã hoàn thành đánh giá nghiệm thu 19 nhiệm vụ kết thúc trong năm 2024; với các kết quả nổi bật như hỗ trợ 300 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến với 20 doanh nghiệp được hỗ trợ thành mô hình điểm; nghiên cứu, biên soạn và trình công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13751:2023 “Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất” tại Quyết định số 677/QĐ-BKHCN ngày 12/04/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đã đào tạo và đánh giá, cấp giấy chứng nhận chuyên gia năng suất; tổ chức thẩm định 17 tài liệu chuyên môn; xuất bản 03 giáo trình năng suất chất lượng trong các trường đại học; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về năng suất chất lượng đặc biệt là truyền thông, phổ biến kiến thức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng
Đối với nhiệm vụ mở mới năm 2023 và năm 2024, đã thực hiện ký hợp đồng triển khai thực hiện đối với 07 nhiệm vụ; tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện 09 nhiệm vụ (bao gồm 02 nhiệm vụ chuyển tiếp từ 2022); tổ chức thẩm định 04 tài liệu chuyên môn
Đối với các nhiệm vụ mở mới năm 2025, đã tiếp nhận và xử lý theo quy định 55 đề xuất nhiệm vụ từ các bộ ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành Quyết định số 3014/QĐ-BKHCN ngày 18/11/2024 về việc phê duyệt thực hiện nhiệm vụ
Về định hướng hoạt động trong năm 2025, sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm 2021-2025 thực hiện Chương trình: dự kiến tháng 7-8/2025
Tổ chức Diễn đàn Năng suất quốc gia năm 2025 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục phối hợp thông qua hoạt động rà soát phiếu đề xuất nhiệm vụ năm 2026; tham gia các hội đồng tư vấn khoa học; tham gia các đoàn kiểm tra định kỳ năm 2025 và các hoạt động có tính chuyên môn về NSCL có liên quan;
Tổ chức đoàn chuyên gia đi khảo sát thực tế tại một số cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp để xác định xu hướng, nhu cầu hỗ trợ nâng cao NSCL;
Xây dựng đề xuất đặt hàng triển khai thực hiện trong năm 2026 theo các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên;
Xây dựng báo cáo đề xuất với cơ quan quản lý chương trình về nội dung để tổ chức, triển khai có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình./.
Về định hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ đề xuất thực hiện năm 2026, thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để thúc đẩy, nâng cao năng suất quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp 1. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để thúc đẩy, nâng cao năng suất quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai là, đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng; các hội thảo tập huấn, hỗ trợ nâng cao nhận thức và kỹ năng về NSCL theo từng vùng kinh tế.
Thứ ba là, hỗ trợ doanh nghiệp (theo vùng kinh tế, ngành kinh tế) áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đặc thù để nâng cao năng suất chất lượng, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, tái chế, năng suất xanh, kinh tế tuần hoàn, ESG,…; tiếp tục nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 14001; khuyến khích áp dụng các giải pháp tích hợp, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Ưu tiên doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa trọng điểm, chủ lực quốc gia, ngành, địa phương; hình thành các mô hình điểm về năng suất chất lượng để thúc đẩy nhân rộng.
Thứ tư là, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng:
Đào tạo và chứng nhận chuyên gia năng suất cho các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế/khu vực.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho doanh nghiệp; nhân rộng phát triển các học phần, môn học về năng suất chất lượng và tổ chức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng ở các khối ngành, với yêu cầu đưa kiến thức năng suất chất lượng vào chương trình đào tạo của tối thiểu 05 trường cùng khối ngành trong khuôn khổ một (01) nhiệm vụ.
Thứ năm là, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, trong đó ưu tiên xây dựng TCVN phục vụ sản xuất thông minh, trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, sản phẩm halal, sản phẩm xanh, dịch vụ thông minh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm trọng điểm quốc gia, sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiêu biểu vùng miền,…; nâng cao năng lực đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm xanh, sản phẩm và dịch vụ Halal, kiểm toán carbon, giảm phát thải khí nhà kính
Thứ 6 là, đẩy mạnh hoạt động hoạt động về hợp tác quốc tế